Người bị cảm cúm có nên xông hơi không?

Xông hơi giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động và đào thải các độc tố ở trong cơ thể ra bên ngoài. Do vậy, từ lâu xông hơi là phương pháp dân gian được cha ông ta sử dụng để chữa cảm cúm ở giai đoạn đầu. Vậy nhưng hiện nay rất nhiều người băn khoăn: Bị cảm cúm có nên xông hơi không? hay cảm cúm có nên xông lá không?

Cảm cúm có nên xông hơi không?

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, khi bị cảm cúm và thấy xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng như: nghẹt mũi, đau rát họng, đau đầu, đau nhức xương, da khô, đau mình, ra ít mồ hôi hoặc không ra mồ hôi, cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn, …bạn có thể áp dụng giải pháp xông hơi trị cảm cúm ngay tại nhà bằng cách sử dụng nồi xông hơi.

Hơi nước nóng trong quá trình xông hơi sẽ làm giãn nở lỗ chân lông, giúp các mạch mãu giãn ra. Từ đó có tác dụng đào thải các độc tố, các vi khuẩn và vi rút ở bên trong cơ thể ra bên ngoài. Kết quả là các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm sẽ thuyên giảm và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo, thoải mái hơn. Như vậy, đáp án cho câu cảm cúm có nên xông hơi không là CÓ. Vấn đề là bạn cần phải biết cách xông hơi trị cảm thế nào cho đúng và khoa học.

cam-cum-co-nen-xong-hoi-khong
Bạn có thể áp dụng giải pháp xông hơi trị cảm cúm ngay tại nhà bằng cách sử dụng nồi xông hơi.

Cảm cúm xông lá gì?

Vậy cảm cúm nên xông lá gì? Có rất nhiều loại lá bạn có thể sử dụng để xông hơi trị cảm như: tía tô, ngải cứu, cúc tần, hương nhu, lá tre, lá sả, lá tía tô, lá chanh, lá bạc hà, lá húng chanh, lá kinh giới, lá hoắc hương, quế, gừng, lá bưởi…

Đây đều là những loại lá rất dễ tìm kiếm ở ngay trong khu vườn của nhà bạn hoặc ngoài đồng ruộng. Nếu không thể tự tìm được các loại lá này, bạn có thể ra chợ và mua các loại lá xông.

Cách nấu nồi lá xông hơi

Mỗi lần xông hơi bạn nên sử dụng  5-10 loại lá, tổng lượng lá khoảng 600-1.000g. Bạn nên mua lá tươi để nồi nước xông có mùi thơm.

Cách nấu như sau:  Rửa sạch tất cả các loại lá đã chuẩn bị rồi cho vào nồi. Đổ ngập nước rồi phủ kín lá chuối tươi miệng nồi trước khi đậy nắp. Đun sôi trong khoảng 10 phút là được.

Nồi lá xông hơi
Nồi lá xông hơi

Hướng dẫn cách xông hơi giải cảm

– Bạn hãy cởi bỏ quần áo, rồi trùm chăn kín hết người và cả nồi xông. Cần đặt nồi xông ở phía trước mặt.

– Bạn hãy ngẩng đầu hoặc nghiêng đầu sang 1 bên để tránh tình trạng hơi nước nóng phả trực tiếp vào mặt.

– Sử dụng đũa để mở nồi để cho hơi nước thoát ra, chú ý cần điều chỉnh độ nóng saao cho phù hợp, không quá nóng.

– Khi nào bạn thấy mồ hôi ra khắp toàn thân thì hãy dừng xông.

– Thời gian xông chỉ nên kéo dài  10-20 phút.

Một số lưu ý khi xông hơi giải cảm

–  Không nên xông hơi trong thời gian dài, chỉ nên xông hơi từ 1-2 ngày.

– Không nên xông hơi kéo dài  vì sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, hậu quả là tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn.

– Phải tiến hành xông hơi ở nơi kín gió.

– Dùng khăn khô lau sạch mồ hôi sau khi xông hơi xong và thay quần áo mới.

– Sau khi xông hơi xong, bạn tuyệt đối không được tắm.

– Nên uống 1 cốc nước nóng hoặc trà xanh sau khi xông hơi.

– Đặc biệt, nếu trong quá trình xông hơi bạn thấy khó thở, tức ngực, bủn rủn chân tay, choáng váng,… cần dừng lại ngay và đến bệnh viện.

xong-hoi-trong-phong-kin
Phải tiến hành xông hơi ở nơi kín gió.

Những ai không nên xông hơi trị cảm cúm?

– Những người bị mất nước, ra nhiều mồ hôi, mất máu, chóng mặt.

– Những người đã già yếu, người mắc bệnh parkinson.

– Phụ nữ đang mang thai.

– Những người đang bị bệnh nặng.

– Trẻ em dưới 12 tuổi.

Như vậy các bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi: Cảm cúm có nên xông hơi không? Để điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm nhanh chóng và dứt điểm, bạn nên sử dụng đồng thời cả hai phương pháp xông hơi và uống Coje cảm cúm. Coje là siro điều trị các triệu chứng cảm cúm thông nhờ các tác động: Hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ; giảm sổ mũi, nghẹt mũi; giảm hắt hơi, dị ứng đường hô hấp. Coje không chứa kháng sinh, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.