Phương pháp “bắt đờm” là gì? Có thể áp dụng trong trường hợp nào?

Câu hỏi: Trên mạng có chia sẻ phương pháp “bắt đờm” giúp điều trị sổ mũi, ho đờm, thậm chí viêm phổi mà không cần dùng kháng sinh. Bác sỹ có thể nói rõ hơn về phương pháp này không và trường hợp nào thì có thể áp dụng phương pháp này thưa bác sỹ. (Ái Châu, 29 tuổi, Khánh Hòa)

phuong-phap-bat-dom
Phương pháp “bắt đờm” thực sự có khả năng trị ho, sổ mũi và viêm phổi?

Bác sĩ Phùng Thị Hương Loan – Nguyên trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi Trung Ương trả lời:

Ái Châu thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Cojecamcum.vn. Về thắc mắc: Phương pháp “bắt đờm” là gì? Có thể áp dụng trong trường hợp nào? của bạn, tôi xin giải đáp cụ thể như sau: 

Phương pháp “bắt đờm” là gì? Có thể áp dụng trong trường hợp nào?

Cần lưu ý các bà mẹ trên mạng xã hội không phải là kênh chính thống để tư vấn mọi vấn đề về bệnh tật, sức khỏe …. Đó là kênh tài liệu tham khảo.

“Bất đờm” cũng là cách quảng cáo sản phẩm của nhà sản xuất. Trong tài liệu giáo khoa về hướng dẫn điều trị cũng chưa có thuật ngữ này. Viêm phổi có rất nhiều nguyên nhân, có thể là vi khuẩn, có thể là virus, có thể là do nấm. Vì thế bác sỹ lâm sàng sẽ chẩn đoán hướng tới nguyên nhân gây viêm phổi mà lựa chọn điều trị thích hợp.

Khi điều trị viêm phổi ở giai đoạn viêm long, trẻ sẽ ho có nhiều đờm, khi đó các thuốc điều trị có thuốc ho long đờm kết hợp với vỗ rung hàng ngày nhằm cho trẻ ho để tống dịch tiết trong đường thở ra ngoài, giúp trẻ dễ thở và bệnh mau khỏi.

vo-rung-long-dom
Vỗ rung hàng ngày nhằm cho trẻ ho để tống dịch tiết trong đường thở ra ngoài, giúp trẻ dễ thở và bệnh mau khỏi.

Cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ nhỏ

Ái Châu thân mến! Để phòng ngừa nguy cơ viêm phổi ở trẻ, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

– Đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch các vắc-xin như ho gà, bạch hầu, uốn ván, Hib, cúm, phế cầu,…

– Dọn dẹp nhà ở sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, nấm mốc, khói thuốc lá…

– Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, thức ăn bổ sung cần đủ 4 nhóm thực phẩm: ngũ cốc, dầu mỡ, đạm động vật hoặc đậu đỗ, rau quả.

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, kéo dài cho đến khi 18- 24 tháng tuổi.

– Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như lao phổi và cúm, cần cách ly để không lây nhiễm sang trẻ.

– Nếu bé có những triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp như viêm mũi, viêm họng, cảm lạnh, mẹ cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển sang viêm phổi.

– Không cho trẻ ăn uống đồ lạnh  và các thực phẩm để trong tủ lạnh lâu ngày.

– Không bật điều hòa dưới 25 độ C, nhiệt độ lý tưởng nhất cho trẻ là từ 28 độ C trở lên.

tiem-phong-cho-tre
Đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch các vắc-xin như ho gà, bạch hầu, uốn ván, Hib, cúm, phế cầu,…

Hy vọng với những giải đáp của bác sĩ Phùng Thị Thanh Loan ở trên, bạn Ái Châu đã hiểu rõ hơn và hiểu đúng về phương pháp “bắt đờm” cũng như cách phòng ngừa viêm phổi ở trẻ nhỏ.