Tại sao trẻ hay bị cảm cúm vào mùa đông? Làm thế nào để phòng chống và ngăn ngừa bệnh hiệu quả? Hãy cùng Cojecamcum.vn tìm hiểu 2 vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Cảm và cúm – 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau!
Hầu hết mọi người đều có suy nghĩ cảm và cúm là 1 bệnh vì các triệu chứng của 2 bệnh này gần như giống nhau. Thế nhưng, theo các bác sĩ suy nghĩ này hoàn toàn sau lầm vì cảm và cúm là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.
– Bệnh cảm:
Cách phân biệt bệnh cảm với cúm đơn giản và dễ dàng nhất ở chỗ: Người bị mắc bệnh cảm thường xuất hiện 3 triệu chứng đau họng, nghẹt mũi và ho trong cùng 1 thời điểm.
Mặc dù rất hiếm khi đe dọa và gây nguy hiểm tới tính mạng con người, nhưng bệnh cảm lại dễ mắc hơn bệnh cúm rất nhiều vì có đến hơn 200 loại vi rút gây bệnh (phổ biến nhất là vi rút rhinovirus). Điểm đặc biệt của bệnh cảm là có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, bệnh cảm có thể còn bị nhầm lẫn với bệnh viêm mũi dị ứng hay viêm xoang…
– Bệnh cúm
Bệnh cúm thường do các chủng vi rút cúm gây ra, làm tổn thương đường hô hấp trên, gây viêm phế quản cấp, thậm chí cả viêm phổi. Khác với bệnh cảm, bệnh cúm có thể đe dọa tính mạng người bệnh khá cao, điển hình như cúm H1N1. Tại Việt Nam, bệnh cúm chủ yếu thường là do chủng vi rút gây ra.
Triệu chứng điển hình khi bị cúm là sốt cao đột ngột, toát mồ hôi lạnh, đau nhức cơ thể, hay rùng mình. Bệnh cảm cũng có các triệu chứng này nhưng thường là rất nhẹ, không đến mức nặng nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu người bệnh nhiễm cúm có liên quan đến nguồn gốc từ vi rút lây qua gia cầm thì còn có triệu chứng tiêu chảy nhiều lần, nôn ói, đau đầu dữ dội, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân trẻ hay bị cảm cúm vào mùa đông
Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ, thậm chí cả người lớn bị cảm cúm vào mùa đông, trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
1. Thời tiết và không khí lạnh ảnh hưởng đường thở: Các vi rút cảm cúm thường xâm nhập vào cơ thể thông qua đường thở. Cấu tạo của mũi thường có 1 lớp lót mũi có cơ chế phòng vệ khá phức tạp để ngăn chặn những loại vi rút này.
Thế nhưng, vào mùa đông, thời tiết không những lạnh mà còn hanh khô, vùng sống mũi thường bị lạnh, theo đó lớp lót mũi bị giảm tác dụng đáng kể. Hậu quả là các loại vi rút cảm cúm có thể xâm nhập và tấn công vào cơ thể dễ dàng hơn. Điển hình như vi rút rhinovirus – một loại vi rút thực sự phù hợp với trời lạnh.
2. Thiếu thốn Vitamin D: Vào mùa đông, việc xuất hiện ánh nắng mặt trời thật sự khá hiếm hoi và điều này sẽ gây tác động khá lớn đến việc hấp thụ vitamin D của cơ thể. Trong khi đó, vitamin D lại đóng vai trò cực kỳ qua trong, giúp cơ thể xây dựng các “hàng rào” bảo vệ và chống lại vi rút hiệu quả, đồng thời hạn chế mức độ sản sinh của vi rút cúm.
Không những vậy, một điều không thể phủ nhận là vào mùa đông, bố mẹ thường để trẻ thường ở trong nhà nhiều hơn là đi ra ngoài vì sợ trời lạnh. Một phần nào đó, điều này sẽ làm cho vi rút cúm dễ dàng lây lan từ người này sang người khác mọt cách nhanh chóng, khiến cho vi rút (nhất là chủng virus influenza) dễ dàng bùng phát.
Cách phòng chống và ngăn ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả
Để giúp phòng tránh bệnh cảm cúm vào mùa đông hiệu quả, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những điều đơn giản sau:
– Rửa tay sạch sẽ với xà phòng thường xuyên.
– Nếu trong lớp học có người bị bệnh cảm cúm thì nên cho cách ly để tránh lây lan.
– Vệ sinh sạch sẽ các công trình phụ và các vật dụng dễ bị dính dịch tiết chứa vi rút như: bàn phím máy tính, điện thoại di động…
– Tiêm phòng à cách tốt nhất ngăn chặn bệnh cảm cúm.
– Cho trẻ đến bác sĩ khi thấy có dấu hiệu sốt cao lâu khỏi, đau ngực, ho kéo dài,…
– Khi thấy xuất hiện 1 trong các triệu chứng của cảm cúm, hãy cho trẻ uống siro Coje cảm cúm ngay để giúp trẻ tăng sức đề kháng, vượt qua bệnh một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
Qua bài viết, mong rằng các bạn đã biết: Tại sao trẻ hay bị cảm cúm vào mùa đông? Làm thế nào để phòng chống và ngăn ngừa bệnh hiệu quả? Sự khác nhau giữa bệnh cảm và cúm? Từ đó có giải pháp điều trị cũng như phòng bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.