Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng khiến người bệnh ngại tiếp xúc với mọi người. Vậy tại sao viêm mũi dị ứng lại gây ra chứng hôi miệng? Có cách nào khắc phục tình trạng này hiệu quả không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!
Vì sao bệnh viêm mũi gây hôi miệng?
Hiện tượng bị hôi miệng do viêm mũi dị ứng là rất phổ biến và thường gặp. Theo các bác sĩ, nguyên nhân của tình trạng này là do niêm mạc mũi bị kích ứng, tổn thương và tiết ra nhiều chất dịch nhầy chứa các loại vi khuẩn và vi trùng gây bệnh. Khi dịch nhầy không thoát được ra ngoài, tồn đọng và tích tụ lâu ngay ở bên trong hốc xoang sẽ gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, nhức mũi, đau đầu.
Nếu dịch nhầy có thể thoát ra ngoài được thì sẽ không xảy ra tình trạng hôi miệng. Nhưng một số trường hợp bệnh nhân, dịch nhầy tiết ra không thoát ra ngoài à lại chảy ngược xuống cổ họng, gây viêm nhiễm đường hô hấp dưới, hậu quả là gây mùi hôi khó chịu.
Đáng nói, dịch nhầy khi chảy xuống cổ họng sẽ tiếp tục di chuyển xuống dà dày. Chính phản xạ nuốt tự nhiên này sẽ khiến cho tá tràng và dạ dày bị viêm nhiễm, theo đó chứng hôi miệng ngày càng nghiêm trọng và nặng hơn.
Ngoài nguyên nhân do dịch nhầy và viêm nhiễm, còn có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến viêm mũi dị ứng gây hôi miệng. Trong đó phải kể đến các nguyên nhân do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, do mắc các bệnh về răng miệng hoặc do ăn thức ăn nặng mùi như tỏi, hành. Do đó, bạn cần phân biệt và tìm được nguyên nhân gây hôi miệng khi bị viêm mũi dị ứng để có cách khắc phục triệt để.
Phải làm gì khi viêm mũi dị ứng gây hôi miệng?
Để loại bỏ tình trạng hôi miệng do viêm mũi dị ứng, điều đầu tiên bạn cần làm đó là điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng. Chỉ khi bệnh viêm mũi dị ứng khỏi, chứng hôi miệng mới có thể biến mất. Song song đó, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp dưới đây để làm hạn chế chứng hôi miệng:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng 2 lần/ngày.
– Súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ các vi khuẩn ở trong khoang miệng.
– Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng miệng bị khô gây hôi miệng.
– Hạn chế ăn các thực phẩm gây mùi như tỏi, hành, đồ ăn ngọt, đồ uống có gas, sầu riêng…
– Vệ sinh sạch sẽ mũi bằng nước muối sinh lý. Nên thực hiện hàng ngày để loại bỏ dịch nhầy trong mũi, ngăn không cho dịch nhầy chảy xuống cổ họng gây viêm nhiễm dẫn tới hôi miệng.
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng gây hôi miệng ở trẻ nhỏ, các mẹ nên có biện pháp tăng cường sức đề kháng cho con bằng chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày. Khi thấy con có dấu hiệu hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, bố mẹ hãy cho trẻ uống siro Coje ngay để ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Coje không chứa kháng sinh, bào chế dạng siro rất dễ uống, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.