3 tháng giữa thai kỳ là thời gian hình thành và phát triển toàn diện cả về hình dáng cũng như thể chất của thai nhi. Do vậy, theo các bác sĩ, việc bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa vô cùng nguy hiểm và sẽ gây ra những chứng bệnh khó lường cho bé yêu. Chia sẻ và thấu hiểu những lo lắng này, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các mẹ tất cả những thông tin liên quan đến việc bị cảm cúm ở 3 tháng giữa thai kỳ.
Cảm cúm và cảm thường khác nhau như thế nào?
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa cảm cúm và cảm thường:
+ Cảm thường là do các phản ứng của cơ thể trước những thay đổi bất thường về thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, cơ thể người phụ nữ trong thời gian mang thai cũng khá nhạy cảm, vì vậy nguy cơ mắc các chứng cảm lạnh, say nắng khá cao.
+ Trong khi đó, cảm cúm lại có mức độ nghiêm trọng hơn do sự xâm nhập của một số loại virus có hại trong môi trường. Hơn nữa, việc lây cảm cúm từ người sang người cũng là lý do khiến bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa thai kì. Đáng nói, các loại virus nguy hiểm đến thai phụ và thai nhi khi có khả năng tấn công sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
Những biểu hiện cảm cúm và thời điểm bà bầu cần đi khám
Giống với triệu chứng cảm cúm thông thường, đầu tiên bà bầu thường cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi. Sau đó là những biểu hiện nặng hơn như ho, sổ mũi, họng rát và sốt.
Thông thường, chỉ cần nghỉ ngơi, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ trong vài ngày, các triệu chứng trên có thể tự biến mất. Trong trường hợp các biểu hiện của cảm cúm không mất đi mà còn trở nên nặng hơn, đồng thời bà bầu cảm thấy khó thở thì nên tìm đến bác sĩ sản khoa uy tín để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi nguy cơ tác động xấu đến thai nhi rất cao.
Bị cảm cúm 3 tháng giữa thai kỳ có nguy hiểm không?
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa thai kỳ có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra. Bởi vì sao? Vì 3 tháng đầu và 3 tháng giữa được xem là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thai nhi. Trong giai đoạn này, trẻ cần được mẹ cung cấp những dưỡng chất cần thiết để phát triển cơ thể và não bộ. Nếu có những tác động nguy hiểm đến quá trình hình thành của thai nhi, nguy cơ thai bị dị tật là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, những tác động cũng khiến thai nhi khi hình thành bị thiếu nhiễm sắc thể, khiến trẻ mắc những chứng bệnh nguy hiểm khi lớn lên.
Virus cảm cúm có thể thâm nhập thông qua nhau thai, tiến đến cơ thể thai nhi và gây nên bệnh tim bẩm sinh. Bên cạnh đó là những dị tật như dị dạng não khiến đầu nhỏ, hở hàm ếch, não tụ huyết hoặc khiến thai nhi khiếm khuyết não. Những biểu hiện sốt cao ở thai phụ còn khiến tử cung tác động, co bóp sớm gây sẩy thai hoặc sinh non. Trẻ sinh non thường rất yếu và có nguy cơ tử vong sớm do bị nhiễm lạnh và virus xâm nhập.
Cách điều trị cảm cúm cho bà bầu khi mang thai 3 tháng giữa
Để điều trị cảm cúm nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo an toàn cho cả mẹ cũng như bé yêu, thai phụ nên cập nhật những phương pháp điều trị tự nhiên dưới đây. Cụ thể:
+ Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, trong môi trường có nhiệt độ ổn định và an toàn.
+ Không nên làm việc và tiếp xúc với môi trường thay đổi nhiệt độ và ô nhiễm, sẽ khiến tình trạng cúm trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Giữ ấm cơ thể và ăn uống đầy đủ, đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C và chất xơ để ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
+ Đến bác sĩ sản khoa thăm khám và nhờ tư vấn cách chăm sóc cơ thể tốt nhất để phòng tránh cúm.
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa là một trong những nỗi ám ảnh với phụ nữ mang thai bởi lo sợ sẽ có ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do vậy, ngay từ bây giờ, hãy chăm sóc bản thân thật tốt để ngăn chặn nguy cơ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập. Đồng thời, cập nhật những biện pháp phòng ngừa cúm ở thai phụ và tiêm ngừa cúm trước 3 tháng mang thai để ngăn ngừa cảm cúm khi mang thai tốt nhất.