Trẻ bị cảm cúm có nên truyền nước không?

Vì cho rằng, cơ thể trẻ bị mất nước khi bị cảm cúm nên nhiều mẹ đã tự ý truyền nước cho con. Thế nhưng, đây có phải là giải pháp chữa bệnh đúng đắn không? Bài viết trẻ bị cảm cúm có nên truyền nước không? dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các mẹ tìm được câu trả lời chính xác nhất!

cam-cum-co-nen-truyen-nuoc-khong
Có nên truyền nước cho trẻ khi bị cảm cúm không là băn khoăn của rất nhiều mẹ

Cảm cúm có nên truyền nước không?

Khi bị cảm cúm, ngoài các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ngứa cổ họng, sốt nhẹ, ho, trẻ nhỏ thường quấy khóc, mệt mỏi, cơ thể rã rời dẫn đến chán ăn, bỏ bữa. Điều này khiến bố mẹ rất hoang mang và lo lắng. Ngay lúc này, hầu hết các bố mẹ đều nghĩ tới phương án chạy ra hiệu thuốc mua kháng sinh về cho con uống, kết hợp truyền nước cho con để mau khỏi bệnh.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, rất nhiều bố mẹ cho rằng cơ thể con bị mất nước khi bị cảm cúm nên đã tự ý truyền nước cho con, không cần hỏi ý kiến bác sĩ. Thế nhưng, có một thực tế là, nước biển rất tốt nhưng không phải lúc nào truyền nước biển vào cơ thể cũng mang lại hiệu quả trị bệnh. Vậy khi trẻ bị cảm cúm có nên truyền nước không?

Nếu muốn truyền nước biển cho trẻ, bố mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ để được thăm khám cẩn thận, từ đó mới quyết định xem có nên truyền nước hay không, cách truyền thế nào và với liều lượng ra sao. Nếu truyền nước “mò”, truyền với tốc độ nhanh hoặc truyền quá liều, rất có thể tính mạng của trẻ sẽ gặp nguy hiểm.

Đặc biệt, việc truyền nước không đúng cách, không khoa học khi chưa có sự cho phép của bác sĩ còn có thể dẫn tới tình trạng sưng phù ở vùng tiếp xúc với kim truyền, thậm chí là gây sốc dấn tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Các biểu hiện thường xảy ra khi bị sốc là mặt tái nhợt, rét run, khó thở, ra nhiều mồ hôi và tức ngực…

can-hoi-y-kien-bac-si-truoc-khi-truyen-nuoc
Bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi truyền nước

Bên cạnh đó, rất nhiều bố mẹ còn có thói quen không đưa con đến bệnh viện khám và tự ý mua thuốc kháng sinh về cho con uống khi trẻ bị cảm cúm. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm bởi các chuyên gia sức khỏe cho biết, kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt được vi khuẩn, hoàn toàn không thể tiêu diệt vi rút. Tự ý cho trẻ uống kháng sinh khi bị cảm cúm không những không thể chữa khỏi bệnh mà còn gây nên hiện tượng nhờn thuốc, kháng kháng sinh.

Cách chăm sóc trẻ khi bị cảm cúm

Thông thường, trẻ bị cảm cúm sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày nếu được chăm sóc tốt. Do vậy, thay vì tự ý truyền nước và mua thuốc kháng sinh cho con uống, bố mẹ hãy chăm sóc trẻ thật tốt bằng những cách dưới đây:

– Cho trẻ uống nhiều nước để đào thải các độc tố trong cơ thể, đồng thời bổ sung lại lượng nước đã mất đi.

– Cố gắng cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

– Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ để tăng cường sức đề kháng.

– Cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát.

– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi trời lạnh.

bo-sung-vitamin-chua-cam-cum
Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ để tăng cường sức đề kháng.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc: Trẻ bị cảm cúm có nên truyền nước không?  Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp các mẹ chăm sóc con tốt hơn. Theo các chuyên gia sức khỏe, ngay khi thấy con có triệu chứng bị cảm cúm, bố mẹ nên mua siro Coje cảm cúm về cho con uống. Coje không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, vị ngọt hương dâu nên bé rất thích uống.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.