Trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhiều là bệnh gì và cách chữa trị như thế nào?

Thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt khiến trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhiều, liên tục và nhiều lần trong ngày khiến bạn lo lắng không biết bé có bị ốm không, có bị bệnh gì không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhiều là bệnh gì?

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhiều là bệnh gì
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhiều là bệnh gì

Các chuyên gia sức khoẻ cho biết, mỗi khi trời trở lạnh, trẻ thường bị hắt hơi, sổ mũi nhiều lần trong ngày và liên tục thì có thể bé đã bị viêm mũi dị ứng. Đây là một bệnh của hệ thống miễn dịch có phản ứng quá mức với các chất lạ ở môi trường bên ngoài khiến trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhiều.

Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt do sự biến đổi về khí hậu cũng như thực trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng và nghiêm trọng khiến cho số lượng người bị viêm mũi dị ứng ngày càng tăng lên. Các bác sĩ còn khẳng định, viêm mũi dị ứng là căn bệnh gây tốn kém nhất cả về tiền bạc, thời gian điều trị và công sức.

Các yếu tố chính gây viêm mũi dị ứng gồm có: khói thuốc, bụi nhà, thực phẩm, phấn hoa; thời tiết thay đổi đột ngột, nội tiết tố, vi rút và vi khuẩn. Điều đáng nói ở đây là người bị viêm mũi dị ứng có khi còn không hề nhận ra các dấu hiệu nào của bệnh, chỉ khi xuất hiện các triệu chứng nặng hơn mới phát hiện ra.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhiều không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của bé. Thực tế, sổ mũi và hắt hơi là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Do vậy, để biết được chính xác nguyên nhân gây ra 2 triệu chứng này là gì, các bậc cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhiều

–  Cảm cúm: Cảm cúm do virus gây ra, theo đó, người bệnh thường có các biểu hiện như chảy nước mũi, dịch mủ, dịch nhầy đặc, hắt hơi sổ mũi nhiều, mệt mỏi toàn thân, cơ thể ớn lạnh, sốt, ho,… Cơ thể người bệnh mệt mỏi toàn thân, ngoài ra còn kèm theo sốt hay ớn lạnh.

– Viêm mũi dị ứng: Đây là tình trạng phản ứng miễn dịch của hệ thống mũi xoang trước những tác nhân gây kích thích ở môi trường như: bụi bẩn, thời tiết, phấn hoa và nấm mốc,… Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm mũi dị ứng gồm: hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt, ngứa mũi, hắt hơi liên tục không thể kiểm soát, thậm chí có thể kèm theo cảm giác ngạt mũi, đau đầu do các cơ bị co thắt.

– Viêm xoang: Các triệu chứng chính khi bị viêm xoang gồm: hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục, ngứa mũi, nghẹt mũi, điếc mũi, nhức đầu,… Bệnh viêm xoang có thể tái phát nhiều lần và kéo dài nên cần phải điều trị đúng cách và kịp thời, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Nên làm gì khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhiều?

Khi thấy bé bị hắt hơi sổ mũi nhiều lần trong ngày và kéo dài, các bậc cha mẹ cần làm những việc sau:

– Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý rất an toàn, bố mẹ hãy xịt vào mũi của trẻ để làm lỏng dịch nhầy trong mũi, sau đó bảo trẻ hỉ sạch mũi ra ngoài.

– Bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước lọc, súp và nước trái cây để giúp dịch mũi lỏng hơn, dễ làm sạch hơn, chấm dứt được tình trạng hắt hơi sổ mũi kéo dài. Bên cạnh đó, cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong thực đơn ăn uống hàng ngày để tạo sức đề kháng cho cơ thể. Bởi lẽ, vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả tươi như cam, quýt, chanh, rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, rau cải, khoai tây, cà chua,…

– Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phòng ngủ của bé để tránh vi khuẩn lây lan, trú ngụ.

– Xoa dầu vào lòng bàn chân: Ngay khi thấy trẻ xuất hiện chứng hắt hơi sổ mũi liên tục, các mẹ hãy sử dụng tinh dầu khuynh diệp, dầu gió để thoa vào lòng bàn chân kết hợp day day nhẹ, mỗi lòng bàn chân khoảng chừng 1 phút rồi đeo tất vào cho trẻ để giữ ấm. Tiếp đó, mẹ hãy xoa dầu vào ngực, bụng và lưng cho trẻ.

Chia sẻ: Bí quyết hay cho mẹ khi trẻ bị nghẹt mũi khi nằm

– Uống siro Coje cảm cúm giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi sổ mũi kéo dài. Sản phẩm không chứa kháng sinh nên an toàn và rất tốt cho sức khỏe của bé. Coje có vị ngọt dịu, hương dâu, bào chế dạng siro nên dễ uống nên vừa tiện lợi cho mẹ vừa hiệu quả cho bé. Đây không phải là kháng sinh nên mẹ có thể an tâm, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ cần tham khảo bác sĩ trước khi dùng Coje cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác.

Để biết chính xác trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhiều là bệnh gì, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và xác định bệnh. Đồng thời, hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng siro Coje cảm cúm.