Trẻ bị nghẹt mũi vào ban đêm, mẹ nhất định phải biết những mẹo này!

Trẻ bị nghẹt mũi vào ban đêm sẽ khó chịu, khó thở, ngủ không ngon và quấy khóc nhiều khiến bố mẹ đứng ngồi không yên. Vậy tại sao trẻ bị nghẹt mũi về đêm? Cách xử lý nghẹt mũi về đêm như thế nào? Đáp án sẽ có trong bài viết dưới đây!

nghet-mui-vao-ban-dem
Mũi của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện và đang trong quá trình phát triển nên chỉ cần một tác động rất nhỏ cũng có thể khiến bé bị nghẹt tắc mũi

Xác định nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi về đêm

Mũi của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện và đang trong quá trình phát triển nên chỉ cần một tác động rất nhỏ cũng có thể khiến bé bị nghẹt tắc mũi. Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi vào ban đêm gồm có:

– Trẻ bị cảm cúm hoặc một số bệnh lý do vi rút gây ra.

– Trẻ bị viêm xoang mũi.

– Trẻ mọc răng, tạo áp lực lên dây thần kinh gây khó thở.

– Chất dịch nhầy trong mũi khô gây tắc nghẹt mũi.

– Trẻ bị dị ứng với thực phẩm, thức ăn.

– Bụi bẩn, lông vật nuôi cũng là nguyên nhân gây dị ứng khiến trẻ bị nghẹt mũi.

– Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tai.

– Khói thuốc lá cũng có tác động cực xấu đến hệ hô hấp của trẻ.

nghet-mui-khien-tre-ngu-khong-ngon
Nghẹt mũi khiến trẻ ngủ không ngon

Cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi về đêm

Khi trẻ bị nghẹt mũi vào ban đêm, để làm thuyên giảm sự khó chịu và giúp bé ngủ sâu giấc hơn, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

+ Đặt máy làm ẩm không khí ở trong phòng ngủ của bé hoặc những nơi bé vui chơi. Việc cung cấp độ ẩm cần thiết sẽ giúp dịch nhầy trong mũi loãng dễ thoát ra ngoài và bé dễ thở hơn.

+ Massage ngực cho trẻ  bằng tinh dầu tràm, tinh dầu quế  hoặc tinh dầu bạc hà có tác động hỗ trợ hoạt động hô hấp của trẻ tốt hơn.

+ Đặt trẻ nằm ngủ ở tư thế đầu cao hơn thân sẽ giúp thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý phải đặt cả phần vai của bé lên gối, tránh tình trạng đặt riêng phần cổ sẽ gây mỏi cổ và không tốt cho xương.

+ Rửa và hút mũi cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Việc này giúp làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài; đào thải các mầm bệnh, giúp trẻ dễ thở, cải thiện sinh hoạt và vận động của trẻ.

+ Cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất nên uống nước ấm nóng để làm loãng dịch nhầy, tránh tình trạng cơ thể thiếu nước khiến chứng nghẹt mũi về đêm nặng hơn.

lam-am-khong-khi-trong-phong
Đặt máy làm ẩm không khí ở trong phòng ngủ của bé hoặc những nơi bé vui chơi

Ngoài các cách làm giảm nghẹt mũi vào ban đêm ở trên, mẹ có thể tham khảo và cho trẻ uống siro Coje dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi. Siro Coje có vị ngọt dịu dễ uống, không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.