Thời tiết nắng nóng nên nhiều bậc cha mẹ thường cho trẻ ngủ trong máy lạnh. Tuy nhiên, không ít lại lo lắng và sợ rằng trẻ bị sốc nhiệt hoặc cảm cúm nếu ngủ trong máy lạnh.
- Nhận thức nguy hiểm của việc tự dùng thuốc cảm cúm
- Điểm qua những sai lầm khi chăm trẻ cảm cúm mà cha mẹ hay mắc phải
Đây có thể nói là nỗi lo chung của những bậc phụ huynh đối với con em họ. Mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc trái gió trở trời thì trẻ thường hay đổ bệnh cảm cúm hoặc ho, sổ mũi,… Chính vì vậy người ta sẽ có suy nghĩ nhiệt độ chênh lệch khi cho trẻ ngủ trong máy lạnh sẽ dẫn đến kết quả tương tự này.
Thực hư việc trẻ bị sốc nhiệt hoặc cảm cúm khi ngủ máy lạnh
Trái ngược với suy nghĩ của các bậc cha mẹ, khoa học cho rằng quan điểm trên là hoàn toàn sai lầm. Việc trẻ bị mắc cảm cúm là do những tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn chứ không phải là do ngủ trong máy lạnh. Bản thân, vi rút gây bệnh cảm cúm không thể sống trong máy lạnh mà sinh sôi trong cơ thể người đang mắc bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng môi trường lạnh có thể khiến vi rút sống lâu và khiến việc lây diễm bệnh cảm cúm dễ dàng hơn.
Khi cho trẻ nằm ngủ trong máy lạnh mà trẻ thường xuyên ho hay hắt hơi thì phụ huynh nên kiểm tra máy lạnh xem nó đã được vệ sinh sạch sẽ chưa. Nhiều bụi bặm bám trong đó có thể khiến hệ hô hấp của trẻ gặp vấn đề nếu như kéo dài thường xuyên. Thấy trẻ hắt xì hoặc ho khan thì hãy nghĩ đến việc vệ sinh máy lạnh trước khi suy đoán trẻ mắc bệnh gì khác.
Nhiệt độ từ nóng sang lạnh khiến trẻ bị sốc nhiệt?
Rất nhiều người cho rằng thay đổi nhiệt độ của máy lạnh từ nóng sang lạnh sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết hiện tượng này thật sự không thể gây tác động sốc nhiệt đối với trẻ nhỏ.
Trẻ thường sẽ có những phản ứng khi nhiệt độ thay đổi, tuy nhiên chúng được xem là bình thường:
Rùng mình hoặc hắt hơi: Nhiều người nghĩ rằng đó là bệnh lý nhưng thực tế là phản ứng rất bình thường của trẻ khi ở trong môi trường lạnh. Khi tiếp xúc lâu dài thì phản ứng này tức khắc sẽ hết nên không cần lo lắng và lầm tưởng là triệu chứng cảm cúm.
Chân tay lạnh: Đây cũng là lo lắng mà nhiều bậc phụ huynh thường mắc khi cho trẻ ngủ trong máy lạnh. Thực chất đây là hiện tượng bình thường, nhiệt độ của trẻ biểu hiện chính xác nhất là bụng và trán. Trẻ bị lạnh tay, chân khi ngủ trong máy lạnh cũng không cần lo ngại. Tuy nhiên chỉnh nhiệt độ thích hợp mới quan trọng. Ổn định nhiệt độ ở mức 21-22 độ C là tốt nhất cho trẻ nhỏ.