Trẻ bị viêm mũi xanh – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa

Với các ông bố bà mẹ lần đầu có con nhỏ thì việc thấy con vị viêm mũi xanh, sổ mũi xanh sẽ không khỏi lo lắng. Thấu hiểu điều này, Cojecamcum.vn sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa viêm mũi xanh ở trẻ, nhằm giúp các mẹ chăm sóc con yêu tốt hơn.

viem-mui-xanh

Trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi thường bị viêm mũi xanh

Nguyên nhân nào gây viêm mũi nước mũi xanh ở trẻ?

Các chuyên gia y tế cho biết, trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi bị sổ mũi xanh thường do những nguyên nhân chính dưới đây:

– Cơ thể trẻ cón quá non nớt, sức đề kháng yếu nên không thể chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

– Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là khi giao mùa – đây là thời điểm “lý tường” để các vi khuẩn, vi rút dễ dàng sinh sôi và phát triển.

– Nằm điều hòa quá lâu, hoặc để nhiệt độ điều hòa quá lạnh sẽ khiến trẻ bị chảy nước mũi xanh và kèm theo ho.

– Trẻ không được giữ ấm đầy đủ khi đi ra ngoài trời lạnh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chảy nước mũi xanh

Để biết trẻ bị viêm mũi xanh hay không, các mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu dưới đây:

+ Nước mũi đặc quánh và có màu xanh vàng.

+ Trẻ bị thò lò nước mũi màu xanh nhạt.

+Trẻ khò khè khó thở, mệt mỏi, biếng ăn.

chay-nuoc-mui-xanh

Trẻ bị thò lò nước mũi màu xanh nhạt

Cách điều trị khi trẻ bị viêm mũi xanh

Ngay khi nhận thấy bé có dấu hiệu bị viêm mũi nước mũi xanh, các mẹ nên áp dụng những cách dưới đây để ngăn ngừa tình trạng trở nên nặng hơn:

– Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Dùng dụng cụ hút mũi để hút mũi cho bé, làm thông thoáng và giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế và không nên lạm dụng dụng cụ này vì rất dễ gây đau, trầy xước, viêm mũi cho bé.

– Thoa dầu gió dành cho trẻ em vào ngực, lưng và lòng bàn chân. Mẹ cũng nên đeo tất giữ ấm chân cho bé.

– Massage mũi để hỗ trợ điều trị viêm mũi xanh cho trẻ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng hai bên sống mũi để bé dễ chịu hơn.

– Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

– Cho trẻ uống siro Coje: Coje là siro điều trị các triệu chứng cảm cúm thông thường, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi vận mạch nhờ các tác động: Hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ; Giảm sổ mũi, nghẹt mũi; Giảm hắt hơi, dị ứng đường hô hấp. Coje không chứa kháng sinh, vị dâu, dễ uống, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

bo-sung-vitamin-khoang-chat-cho-tre

Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Nếu đã áp dụng những cách trên trong khoảng 3-4 ngày mà tình trạng viêm mũi sổ mũi xanh vẫn kéo dài không khỏi, kèm theo ho và sốt cao, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xả ra. Mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua và cho con dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

Thời tiết thay đổi thất thường, tình trạng bé bị sổ mũi xanh càng trở thành nỗi lo âu lớn của các mẹ. Lời khuyên dành cho các mẹ đó là phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Vì thế, để tránh tình trạng bé bị viêm mũi xanh, các mẹ nên: Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời;  giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh; không cho trẻ ăn thức ăn vừa lấy ra từ tủ lạnh; giữ vệ sinh cá nhân cho bé và môi trường xung quanh; cho bé ăn ngủ nghỉ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch chống lại vi rút gây bệnh. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.