Trẻ hắt xì hơi ra máu phải làm sao?

Theo các bác sĩ, khi trẻ hắt xì hơi ra máu là có thể trẻ đang bị một hoặc nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau. Do vậy, bố mẹ chớ xem thường, hãy cho con đến các trung tâm y tế để được kiểm tra, xác định nguyên nhân gây hắt xì ra máu để có cách điều trị đúng cách và kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

hắt xì hơi ra máu có thể mắc bệnh nguy hiểm

Khi trẻ hắt hơi ra máu là có thể trẻ đang bị một hoặc nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau

Nguyên nhân khiến trẻ hắt xì hơi ra máu

Hiện tượng trẻ hắt xì hơi ra máu khiến nhiều cha mẹ lo lắng, không biết xì mũi ra máu là bệnh gì, liệu nó có nguy hiểm không. Xì mũi ra máu là biểu hiện của khá nhiều bệnh lý, trong đó, có một số bệnh dưới đây:

  1. Hắt xì hơi ra máu có thể do viêm xoang cấp:

Bé hắt xì hơi ra máu, rất có thể bé đã bị viêm xoang cấp – một loại thường gặp và phổ biến ở trẻ em. Khi bị viêm xoang cấp, các hốc xoang bị tổn thương, viêm nhiễm, trầy xước gây ra hiện tượng chảy máu. Trẻ thường có các triệu chứng như: chảy nước mũi xanh, mệt mỏi, hỉ mũi ra máu, sốt, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt,… khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc.

Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị tại bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Đồng thời, bố mẹ nên vệ sinh và rửa mũi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cổ họng, bổ sung chế độ ăn uống giàu vitamin và đạm, bệnh sẽ có thể tự khỏi sau 5-7 ngày.

  1. Ung thư vòm họng cũng là một nguyên nhân gây hắt hơi ra máu

Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, có những biến chứng phức tạp nên trẻ cần được điều trị ngay khi phát hiện bệnh. Triệu chứng khi bị ung thư vòm họng: Hắt xì hơi ra máu, đau họng, khó nuốt, đau vùng tai mũi họng, có cảm giác vướng ở cổ, ho ra máu và khan tiếng, vùng tai có thể ù tai, nghe không rõ, mũi bị đau nhức, mắt mờ, đau đầu, có thể nổi hạch ở góc hàm, nặng hơn trẻ có thể bị lác mắt, da mặt tê và mất cảm giác, nuốt thức ăn hay bị sặc, lưỡi bị vẹo đi.

  1. Hắt xì hơi ra máu mũi nguyên nhân có thể do thiếu máu, máu loãng

thiếu máu, máu loãng cũng có thể khiến bé hắt hơi ra máu

Hắt hơi ra máu ở trẻ tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm

Ngoài 2 bệnh thường mắc phải khi hắt hơi ra máu ở trên, thì hắt hơi ra máu còn là triệu chứng cảnh bảo có thể trẻ đang mắc các bệnh lý về máu như loãng máu hay thiếu máu.

Trẻ bị hỉ mũi ra máu đôi khi cũng do trẻ mắc phải một số bệnh về mũi như: polyp mũi xoang, u nấm xoang, loét niêm mạc vách ngăn mũi, u mũi xoang. Mệt mỏi, cảm cúm gây hắt hơi nhiều lần, khi hắt hơi sẽ gây mũi kèm máu. Nếu bạn cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh trong nhiều ngày cũng dễ gây hiện tượng xì mũi mạnh ra máu.

Bạn có biết Trẻ bị hắt hơi sổ mũi nhiều là bệnh gì không?

Cách khắc phục nhanh hiện tượng trẻ hắt xì hơi, xì mũi ra máu

Khi thấy trẻ bị xì mũi ra máu, bố mẹ cần phải bình tĩnh, không nên quá lo lắng và thực hiện theo đúng những chỉ dẫn dưới đây:

+ Nếu bé xì mũi ra máu 2-3 lần mà vẫn không khỏi, cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc  trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

+ Trường hợp bé hỉ mũi có máu liên tục và máu chảy không ngừng, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

+ Lau rửa nhẹ nhàng vùng mũi cho con bằng nước muối sinh lý.

+ Không cho bé đưa tay vào bên trong mũi và chà xát mạnh lên mũi.

+ Để trẻ nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và yên tĩnh.

+ Cho bé uống nhiều nước, các loại nước sinh tố trái cây.

+ Cung cấp chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng như cá, thịt bò, bỉ đỏ, đậu, thịt…

+ Nên chế biến món ăn mềm và loãng để trẻ ăn dễ dàng hơn.

+ Trẻ xì mũi ra đờm có máu, mẹ hãy nhỏ thuốc nhỏ mũi cho trẻ để loại bỏ các dịch nhầy và máu còn đọng lại. Thực hiện 1-2 lần/ngày.

Làm sao để trẻ không còn hắt xì hơi ra máu nữa

– Để chấm dứt tình trạng xì mũi ra máu ở trẻ em, bạn nên để ý trẻ, không nên để trẻ tự ý đưa tay ngoáy mũi, không cho bé đưa tay vào bên trong mũi và chà xát mạnh lên mũi. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh hắt xì ra máu

– Không tự ý mua thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh hay cho con uống kháng sinh mạnh, nhiều ngày.

– Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho con bằng những thực phẩm an toàn, đa dạng, nhiều dinh dưỡng.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng Coje cảm cúm – sản phẩm giúp giảm các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt….do viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi vận mạch, cảm cúm, dị ứng đường hô hấp. Coje cảm cúm không chứa kháng sinh nên bố mẹ sẽ không phải lo lắng về sức khỏe. Hơn nữa, Coje có vị dâu, thơm ngon, dễ uống, có thể dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

không nên để trẻ tự ý đưa tay ngoáy mũi

Không cho bé đưa tay vào bên trong mũi và chà xát mạnh lên mũi.

Cảnh báo: Trẻ em hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Một số điều cha mẹ không nên làm khi trẻ hắt xì hơi ra máu

Bên cạnh những điều trên, khi trẻ hắt xì ra máu, cha mẹ không nên làm những việc sau:

– Không tự mua thuốc điều trị khi chưa đi khám bệnh hay chưa có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

– Không bật điều hòa quá thấp hoặc bật quạt thốc vào mặt trẻ

– Không dùng giấy cứng nhét vào mũi trẻ

– Không cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, lạnh, cứng

Mong rằng, bài viết trên đây giúp bố mẹ hiểu rõ tình trạng trẻ hắt xì hơi ra máu. Đây là hiện tượng cảnh báo cơ thể trẻ đang yếu, sức đề kháng giảm, dễ mắc phải các bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi, sốt và các bệnh lý về mũi nếu không biết cách xử lý dứt điểm.

Bố mẹ nên cho con đi khám để được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị. Song song với đó, khi trẻ có các biểu hiện ho, sổ mũi, ngạt mũi, hắt xì hơi, bố mẹ nên cho trẻ uống siro Coje cảm cúm ngay, tránh để lâu dẫn tới tình trạng hắt xì hơi ra máu. Coje là siro điều trị các bệnh cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch giúp giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, hạ sốt, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, dị ứng đường hô hấp. Đặc biệt, Coje không chứa kháng sinh nên vô cùng an toàn cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được các dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng siro Coje nhé.