Sốt được biết đến là triệu chứng chung của nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, phải xử lý thế nào với triệu chứng sốt do cảm cúm ở trẻ nhỏ?
- Những lưu ý khi tiêm vắc xin cảm cúm cho trẻ nhỏ
- Giảm nhanh chứng cảm cúm ở trẻ với những mẹo nhỏ và hiệu nghiệm
Mục lục
Triệu chứng sốt do cảm cúm ở trẻ
Chắc hẳn ai cũng biết rằng sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ tể vượt quá mức bình thường. Nó là triệu chứng của nhiều bệnh lý và được xem là dấu hiệu tốt bởi khi đó hệ miễn dịch đang chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút,… Sốt do cảm cúm ở trẻ em cũng có cùng nguyên lý như thế. Tuy nhiên, sốt cảm cúm dễ sinh ra biến chứng như co giật, viêm phổi, suy hô hấp,…
Nguyên nhân gây cảm cúm
Vi rút cúm chính là thủ phạm gây ra bệnh lý phổ biến vào mùa lạnh này. Theo bác sĩ, vi rút cúm có 3 nhóm là A, B và C. Tuy nhiên, vi rút nhóm A và B là hai loại chủ yếu gây bệnh cảm cúm ở người. Trong đó, nhóm A dễ gây biến chưng, nhóm B và C chỉ gây ra tình trạng bệnh nhẹ.
Thời gian vi rút gây ra triệu chứng đầu tiên là khoảng 24-48h sau khi xâm nhập vào cơ thể. Trẻ thường sốt cao, nóng lạnh, đau nhức toàn thân, cảm giác biếng ăn và kiệt sức. Đó là những triệu chứng cảm cúm đầu tiên. Sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát với những đặc trưng sau:
Hắt hơi, chảy mũi và có thể chảy nước mắt. Bệnh nhân còn bị ho khanh hoặc ho đờm.
Sốt cao trên 38 độ C, thường kéo dài 4-5 ngày rồi thuyên giảm. Cơ thể trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều và các triệu chứng trên cũng dần biến mất.
Có nên hạ sốt khi bị cảm cúm?
Sốt là triệu chứng có lợi nhưng khi trẻ sốt quá cao thì phải tìm cách hạ sốt. Bởi nó có thể gây ra biến chưng đến nảo bộ và các cơ quan khác trong cơ thể.
Với trẻ trên 1 tuổi thì phụ huynh có thể cân nhắc dùng thuốc hạ sốt acetaminophen với liều lượng thích hợp.
Chườm ấm cho trẻ liên tục và khuyến khích trẻ uống nhiều nước cũng là cách giúp hạ sốt nhanh và an toàn.
Những trường hợp trẻ sốt quá cao và không có dấu hiệu thuyên giảm trong ngày thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để kịp thời xử lý.
Với những triệu chứng ho và nghẹt mũi thì phụ huynh nên áp dụng các phương pháp dân gian, chứ tuyệt đối không dùng kháng sinh để chữa trị.
Phòng ngừa bệnh cảm cúm ở trẻ
Cho trẻ tiêm ngừa cảm cúm từ lúc nhỏ. Nó không thể ngừa tuyệt đối bệnh lý này nhưng sẽ rút ngắn thời gian hồi phục khi trẻ mắc chứng cảm cúm.
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ, rửa tay, chân thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Chú ý đến trẻ trong mùa lạnh, cho trẻ mặc đủ ấm và hạn chế tiếp xúc với những nơi đông người như bệnh viện, chợ búa,…
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ cũng là cách hiệu quả để phòng ngừa cảm cúm và nhiều bệnh lý khác trong mùa dịch.