Ngoài các triệu chứng thường gặp như ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi sốt, bệnh cả cúm còn có thể biểu hiện thê các triệu chứng như ói mửa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… Vậy vì sao cảm cúm kèm buồn nôn? Hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án qua bài viết dưới đây!
Đi tìm nguyên nhân cảm cúm kèm buồn nôn
Bệnh cảm cúm do siêu vi gây ra, khi vi trùng đã xâm nhập vào cơ thể thì hệ thống miễn dịch được kích động làm sản sinh những phản ứng đề kháng. Phản ứng đề kháng này được gọi là tác tố miễn dịch. Do vậy, sau khi bị cảm cúm, tác tố miễn dịch có thể được duy trì được 1 tháng; nếu là chứng lưu hành tính cảm mạo thì tính miễn dịch có thể kéo dài từ 8-12 tháng.
Tuy nhiên, sau khi đã khỏi bệnh cảm cúm và cơ thể đã tạo được tác tố miễn dịch những người bệnh vẫn có thể bị cảm cúm, vì cảm cúm lúc đó có thể do 1 loại siêu vi khác gây ra; cho nên sau khi chữa trị một bệnh chứng nhiễm trùng không đúng cách (không đúng kì hạn, không đúng liều lượng…) thì sẽ rất có thể bị cảm nhiễm do 1 loại vi khuẩn khác. Chính vì thế bệnh nhân có thể bị cảm đi cảm lại nhiều lần.
Ngoài các triệu chứng thường gặp như ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi sốt, bệnh cảm cúm còn có thể biểu hiện thêm các triệu chứng như ói mửa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Đây là bệnh trạng thường biểu hiện ở hệ thống tiêu hóa mà trong lâm sàn thường gọi là vị trường cảm mạo. Bệnh chứng này thương kèm theo chứng nhãn kết mạc viêm.
Chứng vị trường cảm mạo cũng giống bệnh cảm cúm thông thường, đó là do hệ thống hô hấp bị cảm nhiễm 1 loại siêu vi làm lây lan luôn tới bao tử, ruột non, ruột già khiến người bệnh ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng. Chữa trị chứng này cũng tương tụ như chữa trị chứng cảm cúm thông thường, song người bệnh phải nằm nghỉ ngơi thật nhiều, ăn thức ăn dễ tiêu hóa để khiến ruột và bao tử bị “quá tải” trong chức năng tiêu hóa.
Đồng thời, cũng nên dùng thuốc chữa chứng nôn ói và tiêu chảy. Song song với cách phương pháp điều trị trên, người bệnh cần phải kiêng ăn 1 số thực phẩm độc hại, kết hợp truyền dịch clorure natri hoặc glucozo để duy trì lưu lượng nước và chất điện giải ở mức độ bình thường.
Một vài phương pháp làm giảm nhẹ các triệu chứng cảm cúm
Một số cách đơn giản dưới đây có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra:
+ Uống nhiều nước: Cảm cúm khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, vì vậy, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp kèm theo buồn nôn và tiêu chảy. Ngoài nước lọc, các loại nước ép hoa quả, nước rau củ và nước chứa các chất điện giải khác cũng có tác dụng cung cấp nước. Nếu cảm cúm kèm buồn nôn, bạn hãy uống từng ngụm nhỏ.
+ Ăn súp: Một vài nghiên cứu cho thấy, súp gà có tác dụng làm giảm nhẹ một số triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi ăn súp, hơi nóng bốc lên mũi và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Tăng cường độ ẩm: Độ ẩm trong phòng thích hợp sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra như nghẹt mũi, sổ mũi, tắc mũi, đau họng…
+ Chườm khăn nóng: Dùng khăn ấm nóng đắp lên trán là cách đơn giản và tuyệt vời để giảm đau và nhức đầu.s
+ Nước muối: Ngậm nước muối hoặc súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ đờm trong cổ họng, đồng thời còn giú giảm bớt triệu chứng cảm cúm khó chịu.
+ Nhỏ mũi: Để giảm chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi thường xuyên.
+ Uống siro Coje cảm cúm: Đây là phương pháp rất hiệu quả được nhiều người sử dụng. Chỉ cần uống siro Coje cảm cúm ngay khi thấy xuất hiện một trong các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho… bệnh cảm cúm sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Đặc biệt, Coje không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh, kể cả trẻ nhỏ. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, vị dâu, dễ uống.
Đọc đến đây chắc các bạn đã biết vì sao cảm cúm kèm buồn nôn? Cách làm giảm nhẹ các triệu chứng của cảm cúm? Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày!
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.