Viêm mũi dị ứng ở trẻ, cha mẹ không nên chủ quan

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em có thể để lại nhiều biến chứng nếu như không chữa trị dứt điểm. Chính vì thế phụ huynh nên quan sát các biểu hiện sớm của căn bệnh đường hô hấp này.

viêm mũi dị ứng ở trẻ
Không nên chủ quan với chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em và nguyên nhân

Hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn chính là nguyên nhân khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý trong giai đoạn đầu đời. Đặc biệt, trẻ rất dễ mắc viêm mũi dị ứng. Và nguyên nhân dễn đến căn bệnh ở trẻ em này gồm:

Thời tiết: Chuyển mùa hay thời tiết đột ngột chuyển sang lạnh là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em.

Tiếp xúc với tác nhân dị ứng: Lông thú vật, phấn hoa, bụi bặm cũng là những tác nhân chính khiến mũi trẻ bị viêm nhiễm. Ban đầu chúng chỉ gây kích ứng niêm mạc mũi nhưng càng về sau sẽ hình thành chứng viêm mũi dị ứng khó chữa dứt.

Bệnh đường hô hấp trên: Bệnh lý viêm họng, viêm phế quản hoặc viêm amidan cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở cả người lớn lẫn trẻ em.

Dấu hiệu cảnh báo viêm mũi dị ứng

dấu hiệu viêm mũi ở trẻ
Những dấu hiệu viêm mũi ở trẻ dễ nhận biết

Viêm mũi dị ứng sẽ có những biểu hiện bên ngoài dễ nhận biết như sau:

Ngứa mũi do các tác nhân dị ứng gây kích ứng, ngoài ra bệnh nhân còn có triệu chứng hắt hơi liên tục.

Chảy nước mũi nhiều lần trong ngày nhưng màu nước mũi trong, đó chính là điểm khác biệt với viêm xoang.

Nếu như không được chữa trị hợp lý thì chứng viêm mũi dị ứng sẽ mang đến cho trẻ em nhiều hệ lụy. Trước hết là tình trạng nghẹt mũi, khó thở, biến chứng thành viêm xoang cũng là vấn đề đáng lo ngại. Nặng nề và kéo dài hơn là chứng viêm mũi dị ứng khiến trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ khỏe mạnh.

Chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra cũng nên cử kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản nói chung.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 2-3 lần trong ngày để thông thoáng đường thở.

Dùng thuốc tây y điều trị viêm mũi dị ứng nhưng phải có sự chỉ định của bác sĩ chứ không nên tự ý mua. Trong quá trình điều trị bệnh cũng nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Cần thiết nhất là các loại vitamin từ trái cây và rau củ quả hàng ngày.

Vào mùa lạnh nên giữ ấm tốt cho trẻ để hạn chế nguy cơ phát sinh cảm cúm, cảm lạnh và viêm mũi dị ứng.