Viêm mũi phù nề là tình trạng niêm mạc mũi bị sưng phồng lên do viêm quá mức. Cùng Cojecamcum.vn tìm hiểu về bệnh viêm mũi phù nề qua bài viết dưới đây để biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Mục lục
Nguyên nhân gây viêm mũi phù nề
Nguyên nhân đầu tiên gây viêm mũi phù nề phải kể đến là do sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút hoặc hóa chất… Các tác nhân này có thể gây viêm nhiễm ở khu trú hoặc lan rộng trong khoang mũi xoang. Hậu quả là niêm mạc mũi bị sưng nề, làm bít tắc và cản trở dịch mũi tiết ra ngoài. Hầu hết các trường hợp bị viêm mũi phù nề sẽ gây ngạt mũi và ảnh hưởng đến khả năng ngửi.
Với những người có cơ địa dị ứng với phấn hoa, bụi, thực phẩm, chất lạ, thời tiết, lớp niêm mạc mũi sẽ tiết ra rất nhiều dịch nhầy. Theo đó, gây chảy nước mũi, sau đó tích tụ quá nhiều dịch nhầy cũng dẫn đến ngạt mũi.
Ngoài ra, viêm mũi phù nề cũng có thể do nguyên nhân hẹp đường đi của không khí và dịch mũi từ các xoang thông với hốc mũi. Những “thủ phạm” gây ra tình trạng này có thể là do các dị vật rơi vào mũi, polyp mũi hoặc vẹo vách ngăn mũi.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm mũi phù nề
Theo các chuyên gia sức khỏe, để nhận biết sớm có bị viêm mũi phù nề hay không, người bệnh nên chủ động đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm rồi đưa ra kết luận chính xác nhất. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể căn cứ vào một số dấu hiệu và triệu chứng khi bị viêm mũi phù nề dưới đây:
– Hắt xì hơi liên tục.
– Ngạt mũi, sổ mũi, rát mũi.
– Ngứa mũi, mắt hoặc miệng.
– Mũi có cảm giác sưng.
– Quầng thâm dưới mắt.
– Mắt đỏ và chảy nước mắt.
– Ho.
– Mệt mỏi hoặc hôn mê.
Các biến chứng nguy hiểm khi bị viêm mũi phù nề
Các bác sĩ cảnh báo, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh viêm mũi phù nề sẽ gây rất nhiều biến chứng đáng sợ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống:
+ Viêm xoang gây tắc lỗ thông xoang.
+ Viêm họng, viêm thanh quản và nguy hiểm nhất là viêm tai giữa.
+ Mệt mỏi, mất ngủ, giảm sức đề kháng, suy giảm sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống.
+ Ảnh hưởng đến thị giác.
+ Gây hen suyễn.
Cách điều trị bệnh viêm mũi phù nề
Cách điều trị viêm mũi phù nề gần giống với các bệnh viêm mũi thông thường, nhưng bác sĩ sẽ tăng liều lượng chống sưng giảm viêm nhiều hơn:
– Thuốc kháng histamine giúp giảm ngứa mũi và chảy nước mũi.
– Thuốc có chứa steroid giúp giảm viêm và giảm phù nề mũi.
– Liệu pháp miễn dịch được sử dụng trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách tiêm một chất gây dị ứng vào da của bạn.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm mũi phù nề?
Theo các chuyên gia sức khỏe, cách tốt nhất để phòng ngừa viêm mũi phù nề là tránh các chất gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng bằng cách:
+ Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi và xoang mũi để loại bỏ bụi bẩn, dị nguyên.
+ Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, giặt khăn tắm và khăn mặt trong nước nóng để tránh tiếp xúc với dị nguyên.
+ Hạn chế tiếp xúc với thú nhồi bông và đồ chơi có lông. Vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng nước nóng 1 lần/tuần.
+ Không nuôi và tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo, chim, hoặc các vật nuôi có lông khác.
+ Giữ độ ẩm trong nhà dưới 45% để đảm bảo nấm mốc không có cơ hội phát triển.
+ Tuyệt đối không hút thuốc, tránh xa những người hút thuốc.
Đối phòng ngừa viêm mũi phù nề ở trẻ nhỏ, ngoài việc tuân thủ theo các nguyên tắc trên, các mẹ cũng nên kết hợp cho con uống siro Coje cảm khi thấy con xuất hiện 1 trong các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Tránh trường hợp để kéo dài lâu ngày dẫn đến viêm mũi phù nề. Coje không chứa kháng sinh, đảm bảo an toàn tuyệt đối, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.