Bạn nghĩ rằng có nên xông hơi trị cảm cúm hay không?

Rất nhiểu người áp dụng phương pháp xông như là cách chữa cảm cúm hiệu quả và tiện lợi. Thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi rằng xông hơi trị cảm cúm bằng thảo dược có tốt hay không?

xông hơi trị cảm cúm
Thực hư phương pháp xông hơi trị cảm cúm?

Đã từ rất lâu, dân gian thường truyền tai nhau phương pháp chữa cảm cúm là xông hơi với các loại lá. Người ta cho rằng, xông hơi giúp toát mồ hôi, giải cảm và hạ sốt nhanh chóng.

Chia sẻ từ chuyên gia đông y

Xông hơi được cho là cách chữa hiệu quả đối với cả hai chứng cảm hàn và cảm nhiệt. Nước nấu từ các loại lá sẽ tiết ra tinh dầu có lợi cho hệ hô hấp và tiêu độc. Chuyên gia khuyên rằng nên kết hợp nhiều loại lá như bưởi, ngải cứu, tía tô, chanh, xả, kinh giới trong một nồi nước xông để mang lại hiệu quả cao nhất.

Khi xông hơi, nhiệt độ của hơi nóng sẽ làm cho lỗ chân lông giãn nở ra, chính vì vậy nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống. Và điều đó hoàn toàn có lợi với những người đang mắc chứng cảm cúm. Phần lớn những người bị cảm cúm đều sẽ cảm thấy nhẹ người hơn hẳn sau khi xông hơi và những triệu chứng bệnh cũng giảm đi nhiều.

Cách xông hơi trị cảm cúm

xông hơi khi cảm cúm
Đông y cho rằng xông hơi tốt cho người cảm cúm

Đun các loại lá xông khoảng 15 phút. Sau đó chọn căn phòng tránh gió lùa và chuẩn bị mền hoặc khăn to có thể phủ nguyên người. Đặt nồi nước xông ở giữa và trùm mềm kín người khoảng 10-15 phút. Lưu ý hít thở sâu và chậm trong lúc xông hơi và dùng đũa khơi lá xông liên tục. Sau khi xông, dùng khăn lông lau hết mồ hôi rồi thay quần áo sạch và nằm nghỉ ngơi. Tuyệt đối không tắm ngay sau khi xông vì lúc này lỗ chân lông đang giãn nở nên dễ thấm nước và gây cảm lạnh nặng hơn.

Xông bao nhiêu lần là tốt nhất?

cách xông hơi chữa cảm cúm
Tuy nhiên xông với chừng mực và không nên lạm dụng

Thông thường chuyên gia đông y khuyên rằng người bệnh cảm cúm không nên xông quá nhiều lần sẽ phản tác dụng. Tốt nhất chỉ xông 1-2 lần là đủ. Tuy nhiên, cũng có những đối tượng không nên xông hơi bằng thảo dược. Có thể kể đến như người đang sốt quá cao, sợ nóng hoặc cơ thể đang suy nhược khó chịu được tình trạng ngộp thở khi xông hơi. Ngoài ra, những nười già yếu, phụ nữ mang thai, người bị dị ứng ngoài da cũng không nên xông hơi bằng lá thảo dược. Đặc biệt, với những người cảm cúm mà triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày không thuyên giảm thì không nên xông hơi mà việc cần làm là đến bác sĩ ngay lập tức.