Nghẹt mũi vào ban đêm là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ, gây khó thở và khiến bé ngủ không ngon. Vì vậy, các mẹ đều mong muốn tìm được cách trị dứt điểm chứng nghẹt mũi vào ban đêm. Với những gợi ý dưới đây từ Cojecamcum.vn, hy vọng sẽ giúp giảm nhanh chứng nghẹt mũi để bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Tại sao trẻ hay bị nghẹt mũi vào ban đêm?
Theo các bác sĩ, ngạt mũi ở trẻ em là dấu hiệu và triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang…
Lý do khiến chứng nghẹt mũi thường xảy ra vào ban đêm là vì khi bé ngủ các chất tiết như đờm, nhớt ứ đọng trong cổ kéo dài, không thoát ra ngoài được, từ đó khiến trẻ bị ngạt mũi, thậm chí có thể là còn dẫn tới nghẹt thở. Trong khi đó, vào ban ngày, trẻ luôn ở tư thế vận động nên các chất tiết ra ngoài rất dễ dàng.
Trẻ 3 tuổi bị nghẹt mũi phải làm sao?
Lời khuyên cho mẹ khi trẻ bị ngạt mũi vào ban đêm
– Nhỏ và hút mũi trước khi đi ngủ: Sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để nhỏ mũi cho trẻ, giúp làm loãng dịch nhầy, giúp bé thở dễ dàng và giảm chứng nghẹt mũi về đêm. Đối với trẻ nhỏ chưa tự hỉ mũi được, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút dịch mũi ra cho con. Tuy nhiên không nên lạm dụng cách này quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bé.
– Xông hơi: Trước khi ngủ, mẹ hãy xông hơi cho trẻ bằng chậu nước nóng có nhỏ 2-3 giọt tinh dầu bạc hà hoặc oải hương để giúp bé cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn. Trong quá trình xông hơi, trẻ hít thở hơi nước nóng sẽ giúp dịch đờm trong họng và mũi dễ dàng thoát ra, từ đó ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi về đêm.
– Giữ môi trường sống sạch sẽ: Giữ không khí trong phòng luôn sạch thoáng, thường xuyên vệ sinh các góc khuất ở trong nhà để tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn…
– Mặc quần áo khô thoáng và rộng rãi cho bé: Khi bé đi ngủ, mẹ cần mặc cho con trang phục rộng rãi và khô thoáng bằng vải cotton. Tuyệt đối không để con mặc quần áo ướt hoặc dính nước đi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần giữ ấm cho con khi đi ngủ bằng cách cho con mặc đồ ngủ liền quần, dùng túi ngủ hoặc đeo thêm tấm yếm để giữ ấm vùng cổ. Sở dĩ mẹ cần làm vậy vì khi ngủ trẻ thường hay có thói quen đạp chăn.
– Cho trẻ uống nước: Nghẹt mũi về đêm khiến trẻ phải thở bằng miệng, điều này khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Do vậy, mẹ cần cho bé uống nhiều nước lọc, nước trái cây để tăng cường sức đề kháng cơ thể và giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn.
– Tạo cảm giác thoải mái cho con trước khi đi ngủ: Việc không thể thở bằng mũi sẽ khiến bé rất khó chịu và sợ hãi. Vì vậy, cha mẹ cần động viên, vỗ về và an ủi bé. Các bác sĩ cho biết, việc chăm sóc con với thái độ tích vực, vui vẻ và lạc quan góp phần rất lớn vào việc làm giảm tác động của bệnh tật.
Ngoài những cách giảm nghẹt mũi vào ban đêm ở trên, mẹ có thể tham khảo và cho trẻ uống siro Coje dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi. Siro Coje có vị ngọt, hương dâu dễ uống, không phải là kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé.
Mẹ nó à! “Trẻ bị ngạt mũi khó thở phải làm sao?“
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.