Trẻ bị ngạt mũi khó thở phải làm sao?

Trẻ em thường rất nhạy cảm, vì vậy, cần có các biện pháp xử lý riêng đối với trẻ để tránh làm ảnh hưởng trẻ. Vậy khi bé bị ngạt mũi khó thở phải làm sao? Có áp dụng được các biện pháp cho người lớn không? Và phải làm thế nào là điều mà nhiều bà mẹ đang thắc mắc.

Câu hỏi: Con gái tôi năm nay 5 tuổi, do sức đề kháng yếu nên bé rất hay bị ngạt mũi khó thở. Với thời tiết nóng lạnh thất thường như hiện nay, cứ 1-2 tuần bé lại ngạt mũi và thở khó khăn. Điều này không chỉ ăn hưởng đến ăn uống, sinh hoạt của bé mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con nữa. Tôi rất lo lắng và băn khoăn khi con bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao cho con dễ chịu và mau khỏi? Tại sao bé lại thường xuyên bị ngạt mũi khó thở vậy? Mong sớm nhận được câu trả lời từ bác sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Vũ Ngọc Anh, 28 tuổi, Thanh Hóa)

trẻ bị ngạt mũi khó thở phải làm sao

Trẻ em là đối tượng dễ bị nghẹt mũi khó thở

Trả lời:

Chị Ngọc Anh thân mến!

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Cojecamcum.vn. Về vấn đề ngạt mũi khó thở ở trẻ và lý do bé lại thường xuyên bị ngạt mũi khó thở vậy?, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:

Nguyên nhân nào gây ngạt mũi khó thở ở trẻ?

Không chỉ có nhiệm vụ lưu thông không khí, mũi còn là bộ phận giúp lọc sáng, lầm ẩm và ấm không khí trước khi đi vào đường hô hấp trên, phế quản và phổi.  Do vậy, khi hốc mũi bị dị ứng viêm nhiễm,  khiến niêm mạc mũi bị phù nề thì sẽ dẫn đến tình trạng ngạt mũi, khó thở. Lúc này, trẻ sẽ thấy rất khó chịu trong người, phải thở bằng đường miệng, không khí không được làm sạch, ẩm và ẩm nên dễ gây viêm thanh quản, viêm họng, viêm phổi và viêm khí phế quản.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngạt mũi và khó thở, trong đó có các nguyên nhân chính sau:

– Các bệnh viêm nhiễm như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng…

– Dị ứng thời tiết, cảm cúm.

– Những tác động khiến niêm mạc mũi bị phù nề, hốc mũi bị hẹp lại, gây ngạt mũi và khó thở.

– Có khối u, dị vật ở mũi gây chèn ép dẫn tới ngạt mũi, khó thở kéo dài kèm theo đau đầu, chảy nước mũi.

– Khi mũi bị lệch vách ngăn,có cấu trúc bất thường sẽ gây cản trở sự thông thoáng, có thể bị sưng tấy và phù nề gây ngạt mũi, khó thở dai dẳng kèm theo các triệu chứng khác.

Hắt hơi ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi khó thở rất đa dạng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngạt mũi và khó thở

Ngạt mũi khó thở phải làm sao để trẻ mau khỏi?

Chị Ngọc Anh thân mến! “Ngạt mũi khó thở phải làm sao để trẻ mau khỏi” là vấn đề được rất nhiều các bậc làm cha làm mẹ quan tâm tìm hiểu. Theo đó, để loại bỏ dứt điểm tình trạng ngạt mũi khó thở, chị cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây chính xác từ đó có sẽ có cách điều trị thích hợp. Ngoài ra, để giúp bé thấy dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi khó thở, chị nên làm những cách dưới đây:

Tắm nước ấm: Pha thêm một chút gừng giã nhỏ hoặc các loại tinh dầu tràm, bạc hà, quế vào trong chậu nước tắm của con. Việc này sẽ giúp mũi trẻ thông thoáng và thở dễ dàng hơn.

Vệ sinh mũi sạch sẽ: Sử dụng nước muối biển hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho con hàng ngày. Phương pháp này sẽ loại bỏ các dịch nhầy, chất bẩn ở bên trong mũi, giúp đường thở được thông thoáng, bé thở dễ hơn.

Nâng cao sức đề kháng: Đây là biện pháp rất quan trọng bởi khả năng miễn dịch của cơ thể đóng vai trò quyết định để đẩy lùi bệnh tật. Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin A, C trong chế độ ăn hàng ngày của con.

bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ nâng cao sức đề kháng

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ với chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Uống siro: Hiện đã có siro chuyên dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi như siro Coje. Chị Ngọc Anh có thể cho uống sau khi rửa mũi, nên dùng song song với phương pháp rửa mũi để con cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn. Siro Coje có vị ngọt, hương dâu dễ uống, không phải là kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé.

Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài: Bố mẹ đừng chủ quan!

Chị Ngọc Anh thân mến! Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: Ngạt mũi khó thở phải làm sao của chị, hy vọng chị cảm thấy hài lòng. Nếu đã sử dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng ngạt mũi khó thở vẫn không thuyên giảm hoặc nặng hơn, chị cần đưa con đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán cũng như điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về cho con uống vì có thể dẫn đến những hậu quả không muốn. Chúc bé mau khỏi bệnh và khỏe mạnh trở lại!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.