Do triệu chứng khởi phát giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn sốt xuất huyết với cảm cúm mà gây tử vong.
- Theo bác sĩ thì có nên cạo gió khi cảm cúm hay không?
- Bất ngờ trước nghiên cứu chứng minh trà đen chữa cảm cúm
Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm bậc nhất ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Và bệnh lý này có nhiều triệu chứng ban đầu giống như bệnh cảm cúm. Nếu vô tình dùng thuốc cảm cúm cho bệnh sốt xuất huyết sẽ dẫn đến nhiều nguy hại. Chẳng hạn như bác sĩ khuyên rằng tuyệt đối không được dùng một số thuốc như aspirinm hay ibuprofen bởi có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
Để không nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và cảm cúm thì nên nhớ những điều sau đây:
Sốt xuất huyết sẽ gây triệu chứng sốt cao 39 đến 40 độ C kéo dài trên hai ngày mà không thuyên giảm. Trong giai đoạn này có thể dễ nhầm lần với biểu hiện của cảm cúm. Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì triệu chứng sốt của cả hai bệnh lý này có nhiều điểm khác biệt về mức độ biểu hiện. Ngoài ra, triệu chứng kèm theo của bệnh sốt xuất huyết là cơ thể lâm vào tình trạng mệt mỏi, li bì, đau xương khớp và mắt nhức dữ dội.
Trong khi cảm cúm chỉ sốt nhẹ hoặc cao và kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi. Nếu sức đề kháng tốt thì triệu chứng bệnh sẽ giảm dần sau một vài ngày. Sau khi phân biệt sốt xuất huyết và cảm cúm thì bạn phải nhanh chóng đến bệnh viên để kiểm tra. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân sốt xuất huyết nào cũng cần nhập viện.
Thực tế, 3 ngày đầu thì các triệu chứng của bệnh chưa quá nguy hiểm. Nếu ai cũng muốn nằm viện thì tất yếu xảy ra tình trạng quá tải. Nếu phát hiện sớm thì vẫn có thể chữa sốt xuất huyết tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Sốt xuất huyết sẽ có biểu hiện rầm rộ hơn ở trẻ em và cơn sốt có thể kéo dài trên 10 ngày. Nếu để nặng sốt xuất huyết có thể gây biến chứng suy gạn, suy thận, xuất huyết nội tạng và tử vong. Chính vì thế dù điều trị tại nhà theo ý kiến của bác sĩ cũng phải theo dõi bệnh nhân kỹ để tránh những rủi ro này.