Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau thế nào? Cách chữa trị 2 bệnh này?

Thời tiết lạnh và khô hanh là dịp để các bệnh về đường hô hấp phát triển mạnh, trong đó có cảm lạnh và cảm cúm. Trên thực tế, cảm cúm hay cảm lạnh đều có những triệu chứng tương tự nhau như ho, sốt, nghẹt mũi, đau nhức,… cho nên nhiều người sẽ nhầm lẫn, không biết cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về 2 loại bệnh này.

Cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ em khác nhau thế nào?

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau thế nào?

Cảm lạnh và cảm cúm là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau tuy có 1 số dấu hiệu tương tự nhau. Nhưng chúng khác nhau cả về bản chất, nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cảm cúm với cảm lạnh, vậy nó khác nhau thế nào?

Cụ thể:

– Cảm cúm khác cảm lạnh trước hết là về nguyên nhân: Bệnh cảm cúm do vi rút gây ra. Còn cảm lạnh do môi trường bên ngoài tác động.

– Song về dấu hiệu, cảm lạnh và cảm cúm lại tương đối giống nhau. Tuy nhiên, bên cạnh các dấu hiệu, triệu chứng giống nhau, cảm lạnh và cảm cúm vẫn có những điểm khác nhau dưới đây:

+ Sốt: Cảm lạnh đôi khi có sốt và thường sốt nhẹ. Còn cảm cúm sốt cao, hơn 37,8-38,9 độ, đặc biệt ở trẻ nhỏ có thể kéo dài 3-4 ngày cùng với tình trạng suy nhược cơ thể.

+ Đau nhức khắp người: Cảm cúm hay gặp và nặng hơn, gây đau nhức toàn thân. Cảm lạnh thường sổ mũi, đau đầu nhẹ.

+ Đau đầu: Cảm lạnh thỉnh thoảng mới bị đau đầu. Cảm cúm lại thường xảy ra đau đầu và lan dần đến toàn bộ cơ thể

+ Nghẹt mũi, đau họng, hắt hơi: Cảm lạnh thường phổ biến với các dấu hiệu nghẹt mũi, hắt xì hơi. Còn cảm cúm chỉ đôi khi mới bị, chủ yếu là đau đầu, toàn thân nhức mỏi khó chịu.

+ Ho, khó chịu ở ngực: Cảm lạnh chỉ ho từ nhẹ đến trung bình. Trong khi đó, cảm cúm phổ biến và có thể trở nặng hơn gây khó thở.

+ Mệt mỏi: Cảm cúm khác cảm lạnh ở chỗ cảm lạnh chỉ đôi khi bị mệt mỏi. Còn cảm cúm rất thường gặp, có thể kéo dài 2-3 tuần.

+ Kiệt sức: Cảm lạnh thường ở mức độ nhẹ hơn, không khiến người bệnh bị mệt mỏi, kiệt sức. Nhưng cảm cúm lại khiến người bệnh có cảm giác kiệt sức ngay từ khi bệnh mới xuất hiện.

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau thế nào

– Biến chứng: Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau cả về biến chứng, cảm lạnh có thể gây viêm tai giữa, nghẹt mũi. Còn cảm cúm thì có biến chứng nặng hơn, có thể gây viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

– Cách phòng ngừa: Để phòng ngừa bị cảm lạnh, bạn cần rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh để không bị lây nhiễm. Còn muốn phòng ngừa cảm cúm, ngoài việc rửa tay thường xuyên, bạn cần tiêm ngừa cúm định kỳ hàng năm đối với các chị em mang thai và tốt nhất là nên tránh tiếp xúc gần với người bị cúm.

Tuy có một vài triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm gần giống nhau nhưng về bản chất thì cảm lạnh khác xa với cảm cúm cả về nguyên nhân, cách điều trị.

Tùy vào triệu chứng của bệnh, bạn cần lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cảm lạnh khác cảm cúm cả về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cảm lạnh và cảm cúm lây truyền như thế nào?

Cả cảm cúm và cảm lạnh đều là những bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp một cách trực tiếp qua dịch tiết ở đường hô hấp thông qua các động tác ho, hắt hơi, nói chuyện, đụng chạm, nhất là khi bàn tay trẻ dính chất tiết có virus của người bệnh sau đó trẻ đưa lên miệng, mũi, mắt,…

Cũng có thể do hít phải giọt tiết (nước bọt, nước mũi) của người bệnh có chứa virus lơ lửng ngoài môi trường, hay gián tiếp đụng chạm vào các bề mặt (bàn, đồ chơi…) có dính dịch tiết của người bệnh sau đó trẻ đưa tay lên mũi, miệng, mắt của mình. Cảm lạnh và cảm cúm có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường gặp hơp cả là vào mùa khô lạnh như mùa đông hay cuối đông đầu xuân.

Cảm lạnh và cảm cúm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là các trẻ học mẫu giáo, tiểu học, trẻ sống nơi đông người. Với cảm lạnh thông thường thì lứa tuổi trẻ hơn, sơ sinh và nhũ nhi cũng thường xuyên bị.

Làm thế nào để điều trị cảm lạnh và cảm cúm?

Do các triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh cảm lạnh và cảm cúm hoàn toàn khác nhau nên cách điều trị cũng rất khác nhau. Nếu là bệnh cảm cúm thông thường thì sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, nếu là những bệnh cúm nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm phổi, H1N1,… thì bạn cần phải đến các cơ sở y tế uy tín ngay lập tức để được chữa trị đúng cách, tránh tình trạng bệnh nặng và lây nhiễm cho người khác.

Đối với bệnh cảm lạnh, người bệnh có thể điều trị bằng những thuốc thông thường để chữa trị các triệu chứng xuất hiện. Nếu không muốn dùng thuốc thì bạn có thể lấy củ tỏi giã nhuyễn vắt lấy nước rồi nhỏ vào mũi 2-3 lần/ ngày là thuyên giảm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải cần lời khuyên từ bác sĩ để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng sang cảm cúm hoặc bệnh kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi trong thời gian dài ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Bạn cần biết: Cảm cúm nhức đầu sổ mũi uống thuốc gì?

 

Đồng thời, bạn có thể tham khảo phương pháp trị cảm cúm hiệu quả và an toàn được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay đó là Coje cảm cúm. Nhờ chứa các thành phần Paracetamol, Phenylephrine HCl, kháng histamin nên Coje có khả năng điều trị chứng cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, đau khớp,… nhanh chóng và hiệu quả. Siro Coje cảm cùng dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn về bệnh cảm lạnh và cảm cúm cũng như cách dùng siro Coje.