Thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa nên các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh cảm cúm với triệu chứng dễ thấy như hắt hơi sổ mũi. Bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? là câu hỏi đặt ra làm đau đầu rất nhiều các bậc làm cha làm mẹ. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này
Trẻ hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì
I – Nguyên nhân vì sao trẻ bị hắt hơi, sổ mũi?
Đầu tiên, muốn giải đáp câu hỏi bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho mau khỏi, chúng ta cần truy tìm nguyên nhân, nguồn gốc của bệnh để điều trị cho đúng.
Khi trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi chứng tỏ niêm mạc mũi đang phản ứng với tác nhân kích thích nào đó, có thể gặp trong viêm mũi do nhiễm khuẩn hoặc viêm mũi dị ứng,…
Nếu trẻ sổ mũi nhưng nước mũi có màu trong thì nguyên nhân là do phản ứng dị ứng. Nếu trẻ chảy nước mũi đục màu xanh hoặc màu vàng thường là do nhiễm khuẩn.
Bé bị hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi chứng tỏ niêm mạc mũi đang phản ứng với tác nhân kích thích nào đó, chẳng hạn như:
+ Do cảm lạnh: trẻ bị sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ, ho, chảy nước mắt và đau họng.
+ Do cảm cúm: trẻ sẽ lạnh run, chóng mặt, đau ê ẩm khắp người, chán ăn, đau họng.
+ Do dị ứng: trẻ bị hắt hơi liên tục, sổ mũi, mắt ngứa và đỏ.
+ Do xuất hiện dị vật trong mũi: vật lạ trong mũi khiến trẻ chảy nước mũi, có thể gây đau đớn hoặc chảy máu.
II – Bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho mau khỏi?
Hắt hơi sổ mũi là 1 chứng bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ khi vừa thấy các triệu chứng trên là cho bé uống ngay thuốc Tây, điều này khiến cho hệ miễn dịch của bé bị ảnh hưởng. Thực ra, căn bệnh này có thể chữa được nhanh chóng nhờ các bài thuốc dân gian dưới dưới đây.
1. Sử dụng lá trầu không để trị hắt hơi sổ mũi cho bé
Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá trầu hơ nóng có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe của mẹ mới sinh và cả với bé. Trẻ mặc không đủ ấm, ngực bị lạnh là nguyên nhân chủ yếu sinh ra sổ mũi hắt hơi. Các mẹ chỉ cần hơ lá trầu và đắp lên ngực trẻ có thể giúp trị sổ mũi.
2. Lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy
Đây là 1 bài thuốc vô cùng dễ kiếm và hiệu quả cao. Cha mẹ hãy chọn lấy 5-10 lá hẹ cùng với vài cục đường phèn. Cho tất cả vào chén, sau đó đem hấp cách thủy khoảng 20-30p rồi cho bé uống từ 2-3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày sẽ chấm dứt được triệu chứng hắt hơi sổ mũi.
3. Cho trẻ ăn cháo hành, tía tô
Tía tô từ lâu đã được xem là 1 loại thảo dược trị cảm rất tốt. Loại lá này được các gia đình trồng quanh nhà để có sẵn khi dùng. Để trị cảm mạo, cần giúp cơ thể tiết mồ hôi thì sẽ giảm được các triệu chứng do cảm lạnh gây ra như hắt hơi, sổ mũi ở trẻ. Chính vì vậy, tía tô nấu với cháo hành nóng vừa là thức ăn vừa là bài thuốc rất tốt.
Nếu các mẹ vẫn còn băn khoăn bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì thì có thể sử dụng một số loại thuốc sau:
Nước muối sinh lý: Trước tiên, ngay khi trẻ có triệu chứng “chớm” bị hắt hơi, mẹ hãy lập tức dùng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để nhỏ và vệ sinh mũi cho con. Khi trẻ có biểu hiện bị sổ mũi, mẹ hãy rửa và hút mũi 1 ngày 4 lần. Mẹ nên sử dụng dụng cụ hút mũi để loại bỏ các chất nhầy, tuyệt đối không nên sử dụng miệng để hút cho con.
Cho bé uống siro: Song song với phương pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý, các mẹ nên cho con uống thêm các loại siro để giảm triệu chứng hắt hơi và sổ mũi, giúp bé dễ chịu hơn. Mẹ có thể sử dụng các loại siro tự chế từ thảo dược và mật ong, đường phèn, hoặc dùng siro uống liền như Coje cảm cúm để giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi và sổ mũi ở trẻ.
Coje có vị ngọt dịu, bào chế dạng siro nên dễ uống nên vừa tiện lợi cho mẹ vừa hiệu quả cho bé. Đây không phải là kháng sinh nên mẹ có thể an tâm, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ cần tham khảo bác sĩ trước khi dùng Coje cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác.
Mẹ cần sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách
(→ Xem thêm bé bị chốc đầu dùng thuốc gì TẠI ĐÂY)
Dùng thuốc kháng sinh đúng cách: Các mẹ chỉ nên cho con uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt >38,5oC, hoặc trẻ có biểu hiện trằn trọc khó chịu, bỏ ăn, không ngủ. Liều lượng: Paracetamol 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau ít nhất là 4 giờ.
Nếu tình trạng hắt hơi, sổ mũi tiếp tục kéo dài, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và kê đơn thuốc phù hợp.
Loại thuốc thường hay sử dụng là kháng Histamin H1, kết hợp kháng sinh và chống viêm. Lưu ý, mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho con uống vì có rất nhiều loại thuốc kháng Histamin có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại gây các tác dụng phụ như khô mắt, miệng, mũi và buồn ngủ.
Trong trường hợp con thường xuyên bị viêm mũi dị ứng, viêm mũi mủ với các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi có nghĩa là bé đã bị viêm mũi mãn tính. Lúc này, mẹ cần lập tức đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa thay vì tự điều trị tại nhà.
Có thể bác sĩ sẽ cho bé dùng một số loại thuốc như: thuốc chống viêm chứa Corticoid (dùng dưới 7 ngày); thuốc chống dị ứng có chứa Chlorpheniramin, Fexofenadin, Loratadin, (thường dùng trong 2 tuần); thuốc xịt điều trị dự phòng Nasonex (dùng 2-4 tuần trước đợt dị ứng).
Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc con. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
Các bậc cha mẹ hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng Siro Coje nhé.