Câu hỏi: Thưa bác sĩ, bé trai nhà tôi năm nay 3 tuổi nhưng mấy hôm nay trời trở lạnh cháu quay ra bị nghẹt mũi khó thở. Đặc biệt là ban đêm khi đi ngủ, vì nghẹt mũi khó thở nên cháu không ngủ được, dậy quấy khóc và đòi bế trên tay cả đêm. Vậy trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao để nhanh khỏi thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Thanh Tâm, 36 tuổi, Phú Thọ)
Trả lời:
Chị Tâm thân mến!
Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Cojecamcum.vn. Về thắc mắc: Trẻ 3 tuổi nghẹt mũi phải làm thế nào? của chị, chúng tôi xin giải đáp chi tiết như sau:
Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao?
Trẻ nhỏ rất hay gặp phải triệu trứng nghẹt mũi do sức đề kháng còn khá “mong manh”. Lúc này, mối bận tâm lớn nhất của bố mẹ chính là tìm cách chứa nghẹt mũi vừa hiệu quản, nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con. Ngay dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chị Tâm một số phương pháp chữa nghẹt mũi đơn giản và an toàn giúp bé mau chóng khỏe mạnh trở lại:
– Nước muối: Đây là phương pháp phổ biến và an toàn nhất để chữa nghẹt mũi cho bé. Muối có tính kháng khuẩn nên có tác dụng làm sạch và thông mũi hiệu quả. Chị Tâm có thể dùng nước muối để vệ sinh mũi cho con theo cách sau: Đặt bé nằm ngửa và từ từ nhỏ 1-2 giọt nước muối vào mỗi bên mũi. Tuy nhiên, mẹ nên sử dụng các loại nước muối sinh lý đóng chai hoặc nước biển mua tại hiệu thuốc, không nên tự pha nước muối tại nhà. Việc tự pha nước muối khiến nồng độ không chuẩn có thể gây tổn thương cho mũi của trẻ.
– Xông hơi: Nếu không biết trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao?, chị Tâm có thể cho bé xông hơi trong lúc tắm bằng nước nóng bốc hơi hoặc dùng một số loại thảo dược như lá lá tre, kinh giới nấu nước lên xông hơi cho bé. Việc tiếp xúc với hơi nước nóng có thể giúp làm loãng các dịch nhờn trong mũi, giúp mũi thông thoáng và trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, vì sức đề kháng và chịu đựng của trẻ còn rát non yếu nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý khi dùng biện pháp này. Không nên để nước xông quá đậm mùi và hơi nước quá nóng sẽ khiến trẻ khó thở.
– Hơi tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu giãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi. Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Tuy vậy, mẹ cần lưu ý quan sát trẻ để xem liệu mùi hương có quá mạnh với trẻ hay không. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu thở khò khè, mẹ cần ngừng sử dụng ngay.
Bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?
– Cho trẻ uống siro: Hiện nay đã có siro Coje không chứa kháng sinh giúp điều trị nhanh chóng và dứt điểm chứng nghẹt mũi cho trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên. Mẹ có thể cho trẻ uống siro Coje kết hợp với các phương pháp trên để giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi, giúp con mau chóng khỏe mạnh trở lại.
Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ nghẹt mũi
+ Dùng miệng để hút nước mũi và chất nhầy: Lý do là vì hành động này sẽ làm bí hơi, tăng áp lực, ảnh hưởng đến cánh mũi, sụn khớp vốn yếu mềm của bé. Hơn nữa miệng của bố mẹ cũng chứa “vô vàn” vi khuẩn có thể làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong môi trường của chất nhầy trong mũi bé sinh ra các bệnh khác.
+ Tự ý cho con uống kháng sinh: Việc uống sai thuốc và sai liều lượng sẽ gây nhiểu biến chứng nguy hiểm và làm giảm sức đề kháng của trẻ.
+ Giữ ấm bé bằng cách mặc quá nhiều quần áo, đắp quá nhiều chăn khiến trẻ ngột ngạt, sự trao đổi chất qua da bị hạn chế, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn hoạt động và ủ bệnh.
+ Kiêng tắm vì sợ trẻ lạnh là tâm lý chúng của rất nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, đây lại là cách “ủ bệnh” cho trẻ. Vì khi cơ thể trẻ không được làm sạch, các vi khuẩn và vi rút xung quanh bé vẫn tồn tại và phát triển. Thay vào đó, các mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín gió, tắm thật nhanh và lau khô đồng thời mặc ấm cho trẻ trước khi đưa ra ngoài.
Chị Tâm thân mến! Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao của chị. Thay vì cho con uống thuốc, chị nên áp dụng những phương pháp trên khi trẻ bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nghẹt mũi không suy giảm sau 3-4 ngày thực hiện, chị nên đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Chúc bé mau khỏe!
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.