Trẻ bị nghẹt mũi là bệnh gì?

Thời gian gần đây, Cojecamcum.vn nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ về việc: Bé bị nghẹt mũi là bệnh gì? Nên làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp những thắc mắc này của các mẹ nhé!

Nghẹt mũi là bệnh gì?

Nghẹt mũi thường xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 lỗ mũi do bị dịch nhầy và bít tắc, gây khó khăn cho việc thở của trẻ. Theo đó trẻ phải sử dụng miệng để thở gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản và viêm phổi. Không chỉ vậy, nghẹt mũi còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, khiến trẻ ngủ không sâu giấc, dễ mất ngủ. Đa phần trẻ sẽ có cảm giác tắc, khó chịu trong mũi và hơi thở khò khè.

nghẹt mũi là bệnh gì?

Việc thở bằng miệng có thể gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản và viêm phổi

Nghẹt mũi cấp tính thường kéo dài 3-7 ngày. Nếu diễn ra lâu hơn hoặc trên 3 tuần, thì bệnh đã trở thành viêm nhiễm mạn tính. Vậy nghẹt mũi là bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, nghẹt mũi có thể là dấu hiệu, triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau.:

– Dị tật bẩm sinh: Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ sơ sinh do có một lớp màng hoặc mảnh xương bít kín ở cửa sau của mũi làm cho trẻ không thở được. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm bởi lúc này, phạn xạ thở bằng miệng của trẻ chưa hoàn thiện nên trường hợp không được xử trí kịp thời thì trẻ có thể tử vong nhanh chóng do suy hô hấp.

– Viêm nhiễm đường hô hấp: Viêm xoang, viêm mũi họng,  viêm mũi dị ứng đều có thể làm xuất hiện chứng nghẹt mũi.

– Có khối u trong mũi: Khối u lành tính hoặc có thể là ác tính, polyp mũi… cũng có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi kéo dài.

– Chấn thương hoặc xuất hiện dị vật trong mũi: Đa phần các dị vật ở mũi là do trẻ nhét vào, có thể làm chấn thương hoặc viêm nhiễm.

– Rối loạn cảm giác ở mũi: Trẻ thường xuyên cảm thấy nghẹt mũi trong khi đường thở vẫn rất thông thoáng.

Một số trường hợp nghẹt mũi, tắc mũi dẫn đến ù tai, giảm khả năng nghe do bị viêm phù nề, có mủ ứ đọng, đường thông giữa mũi và tai cũng bị tắc nghẽn. Lâu ngày, hiện tượng này có thể lan lên mắt, dẫn tới viêm túi lệ, viêm mí mắt hoặc viêm màng tiếp hợp. Một số trường hợp nghẹt mũi mạn tính kéo dài gây biến dạng khuôn mặt. Đặc biệt, việc thiếu không khí do hít thở khó khăn khiến trẻ trở nên chậm chạp, nhưc đầu, kém linh hoạt và khó tập trung.

nghẹt mũi là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

nghẹt mũi cảnh báo dấu hiệu của rất nhiều bệnh

Nên làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi?

Để làm giảm khó chịu cho trẻ khi bị nghẹt mũi, mẹ có thể thực hiện theo những cách dưới đây:

– Nhỏ mũi: Nên nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày. Nước muối sinh lý giúp chống khuẩn rất tốt, làm loãng dịch nhầy đặc và thông mũi nhanh chóng..

– Xông mũi: Cho 2 thìa muối vào bát nước nóng, kề mũi gần vào bát và hít hơi nước bốc lên. Hơi nước muối sẽ giúp thông mũi và đẩy sạch nước mũi nhầy ra ngoài.

– Mát-xa nhẹ nhàng cánh mũi: Lấy 2 ngón tay vuốt dọc nhẹ nhàng từ từ lên xuống sống mũi. Làm 10 lần dịch nhầy trong mũi tan ra, cơn nghẹt mũi cũng hết.

– Uống nhiều nước:  Hãy cho trẻ uống nhiều nước để làm giảm dịch nhầy ở mũi. Nên sử dụng các thức uống lỏng như canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược để  giúp trị chứng nghẹt mũi nhanh chóng.

– Uống siro Coje: Song song với các biện pháp trên, mẹ nên cho trẻ uống siro Coje cảm cúm. Coje có vị ngọt dịu, hương dâu, bào chế dạng siro nên dễ uống nên vừa tiện lợi cho mẹ vừa hiệu quả cho bé. Đây không phải là kháng sinh nên mẹ có thể yên tâm cho con uống, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Mát xa cánh mũi giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi

Mát-xa nhẹ nhàng cánh mũi

Xem thêm: 4 cách chữa nghẹt mũi đau đầu hiệu quả không kém gì thuốc Tây

Hy vọng những thông tin về việc nghẹt mũi là bệnh gì? Nên làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi? mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc con. Trường hợp đã sử dụng rất nhiều phương pháp trị nghẹt mũi khác nhau nhưng vẫn không thuyên giảm, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình  trạng để lâu có thể ảnh hưởng xấu đến mắt và não bộ.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.