Bạn đã từng nghe qua chứng viêm mũi bạch hầu ở trẻ em hay chưa? Và dấu hiệu nhận biết bệnh lý này như thế nào?
- Viêm mũi vận mạch có gì khác với viêm mũi dị ứng?
- Tranh cãi xoay quanh vấn đề viêm xoang không nên ăn thịt gà
Chứng viêm mũi bạch hầu là một trong những bệnh lý đường hô hấp hay gặp và khá nguy hiểm với trẻ em. Do đó cần phải trang bị kiến thức phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này.
Triệu chứng viêm mũi bạch hầu
Đơn giản nhất, bạn phải hiểu rằng chính vi khuẩn bạch hầu là nguyên nhân gây ra chứng viêm mũi bạch hầu. Nó thường xảy ra ở những đối tượng trẻ em có sức đề kháng kém. Chưa kể là viêm mũi bạch hầu sẽ gây ra nhiều thương ở vùng mũi, họng và dễ lây lan thông qua đường hô hấp.
Dấu hiệu của chứng viêm mũi bạch hầu ở trẻ em:
- Amidan và cuống họng trẻ xuất hiện những mảng xám trên bề mặt.
- Trẻ thường hay nóng lạnh, sốt và ho đờm.
- Triệu chứng bên ngoài có thể nhìn thấy bằng mắt thường là sưng cổ họng. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công và làm tổn thương niêm mạc họng.
- Mũi trẻ chảy nước nhầy liên tục, khi nước mũi đặc lại gây ra tình trạng khó thở.
- Đồng thời, tim trẻ đập mạnh và nhanh hơn. Nếu để tình trạng nặng có thể dẫn đến tử vong.
- Trẻ biếng ăn, quấy khóc liên tục vì khó chịu.
Ngay khi phát hiện các triệu chứng này thì phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu để kéo dài lâu thì dễ dẫn đến biến chứng sang thần kinh và tim mạch.
Phòng ngừa bệnh viêm mũi bạch hầu ở trẻ em
Vì tính chất dễ biến chứng nên cần thiết phải phòng ngừa bệnh viêm mũi bạch hầu ở trẻ em.
Tốt nhất là bậc phụ huynh nên cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ và đúng thời điểm. Đây là cách chủ động và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh.
Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phồng và thường xuyên vệ sinh cá nhân.
Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với môi trường khói bụi.
Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần trong ngày cũng là rất cần thiết để phòng ngừa bệnh lý liên quan đến mũi, xoang.
Đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng và nhanh hồi phục khi đau ốm.