Viêm mũi vận mạch có gì khác với viêm mũi dị ứng?

Có một số người được chẩn đoán là viêm mũi dị ứng nhưng số khác lại được chẩn đoán là viêm mũi vận mạch.

viêm mũi vận mạch
Viêm mũi vận mạch khác gì so với viêm mũi dị ứng?

Thực tế có không ít người lo lắng và băn khoăn khi bác sĩ ghi trên toa thuốc là viêm mũi vận mạch trong khi những người khác là viêm mũi dị ứng nhưng toa thuốc không khác nhau mấy. Như vậy viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng có gì khác nhau?

Viêm mũi dị ứng

Nghe qua cái tên này thì ít nhiều bạn cũng sẽ đoán ra được nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do bị tác động bởi những chất xâm nhập từ bên ngoài cơ thể. Có nhiều nguyên nhân cụ thể dẫn đến viêm mũi dị ứng như phấn hoa, lông thú vật hay mạt bụi,…ngoài ra còn có thức ăn nữa.

viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là do các tác nhân gây dị ứng

Khi những tác nhân này tiếp xúc với niêm mạc mũi thì cơ thể sẽ có phản ứng hắt hơi, ngứa mũi và chảy nước mũi liên tục. Theo thống kê thì có khoảng 20% dân số mắc chứng viêm mũi dị ứng, thường xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Muốn viêm mũi dị ứng hết hẳn thì bệnh nhân phải tìm ra được tác nhân chính gây dị ứng. Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật chất ý tế hiện nay ở nước ta thì rất khó để xác định. Nó đòi hỏi người bệnh phải tự dò xét và loại trừ dần để tìm ra nguyên nhân chính.

Viêm mũi vận mạch

Khác với viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch thường được gọi là viêm mũi vô căn do không tìm được nguyên nhân cụ thể. Thậm chí, khi bác sĩ thực hiện nhiều xét nghiệm cũng không tìm ra nguyên nhân gây viêm mũi. Xét về triệu chứng thì viêm mũi vận mạch cũng giống như viêm mũi dị ứng, bao gồm hắt hơi, chảy mũi. Tuy nhiên, mức độ triệu chứng của viêm mũi vận mạch có phần nhẹ hơn hoặc đôi khi bện nhân cũng không bị chảy mũi, nghẹt mũi.

chẩn đoán viêm mũi vận mạch
Viêm mũi vận mạch có triệu chứng nhẹ hơn so với viêm mũi dị ứng

Không tìm được nguyên nhân chính gây bệnh nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có thể làm khởi phát viêm mũi vận mạch như không khí lạnh, khói thuốc lá hoặc thậm chí là hưng phấn khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, vận động viên bơi lội có nguy cơ mắc chứng viêm mũi vận mạch đến 20%. Viêm mũi vận mạch cũng được điều trị giống như viêm mũi dị ứng. Những trường hợp thuốc không thể cải thiện thì bác sĩ sẽ cân nhắc việc phẫu thuật cắt dây thần kinh Vidian để giảm triệu chứng chảy mũi không kiểm soát.