Thực tế, phụ huynh thường cho con em mình tránh xa những trẻ viêm mũi dị ứng vì sợ lây nhiễm. Vậy theo khoa học thì viêm mũi dị ứng có lây hay không?
- Bạn có thể chữa khỏi viêm mũi dị ứng hay không?
- Tìm hiểu về phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng châm cứu
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý mãn tính đường hô hấp khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Những triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục cực kỳ khó chịu, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Tuy nhiên những điều đó chưa đáng lo ngại bởi nhiều phụ huynh còn cho rằng viêm mũi dị ứng có thể lây nhiễm từ trẻ này sang trẻ kia. Thế nhưng trước khi nghe bác sĩ đưa ra nhận định thực hư về vấn đề đó thì tìm hiểu qua những biến chứng của bệnh lý mãn tính này.
Viêm mũi dị ứng và những biến chứng
Nếu như bệnh nhân viêm mũi dị ứng không chữa trị sớm mà để bệnh kéo dài thì tất yếu sẽ dẫn đến những biến chứng đáng ngại.
Viêm xoang: Khi viêm mũi dị ứng thì các niêm mạc mũi sẽ bị kích ứng và tổn thương kéo dài. Điều đó đồng nghĩa xoang mũi sẽ bị suy yếu và dễ phát sinh viêm nhiễm.
Viêm họng – viêm thanh quản: Việc thở bằng miệng và dịch nhầy từ mũi thường chảy xuống vùng cuống họng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng viêm họng – thanh quản khi bị viêm mũi dị ứng.
Viêm tai: Xoang mũi và tai thông nhau nên khi vùng mũi bị viêm nhiễm kéo dài sẽ dễ lây nhiễm sang tai. Và đó là lý do dẫn đến biến chứng viêm tai giữa khi mắc viêm mũi dị ứng.
Mất ngủ: Bạn sẽ hiểu được cảm giác buồn ngủ mà không tài nào ngủ được khi bị viêm mũi dị ứng. Do nước mũi chảy xuống, dịch nhầy ứ động, nghẹt mũi nên bệnh nhân khó mà chìm sâu vào giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây chứng rối loạn giấc ngủ, hệ quả là cơ thể suy nhược, khó tập trung.
Vậy bệnh viêm mũi dị ứng có lây hay không?
Rất nhiều người có cùng suy nghĩ rằng viêm mũi dị ứng dễ lây lan qua không khí, do làm phát tán tác nhân gây bệnh ra bên ngoài. Tuy nhiên, theo bác sĩ thì không phải như thế. Bởi viêm mũi dị ứng là tùy thuộc vào cơ địa mẫn cảm của từng người. Nguyên lý phát sinh bệnh lý này là do cơ thể phản ứng quá mức với một số tác nhân gây dị ứng hay còn được gọi là dị nguyên. Có thể kể đến một vài dị nguyên phổ biến như phấn hoa, lông thú vật, hoặc là hải sản,…
Thực tế, câu trả lời cho “viêm mũi dị ứng có lây hay không” là “không”. Tuy nhiên, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này. Do đó, nhất thiết phải phòng ngừa viêm mũi dị ứng tốt nhất có thể. Bạn nên chú ý giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm và thường xuyên tập thể thao để tăng cao sức đề kháng.