Theo các bác sĩ, viêm mũi vận mạch đang trở nên phổ biến hơn nhưng vẫn rất ít người biết về căn bệnh này. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tất cả những thông tin về viêm mũi vận mạch, giúp các bạn có thể hiểu sâu và rõ hơn về căn bệnh này.
Viêm mũi vận mạch là gì?
Trước đây, viêm mũi vận mạch thường được cho là viêm mũi dị ứng không tìm thấy dị nguyên và ngày càng có nhiều người mắc phải và trở nên phổ biến hơn.
Viêm mũi vận mạch là hiện tượng viêm mũi do phản ứng thái quá của hệ thần kinh với giao cảm trong niêm mạc mũi. Thậm chí, có trường hợp ở trong niêm mạc mũi còn xuất hiện 1 lớp niêm mạc căng phồng lên bịt kín hết mũi, tình trạng phồng lên rồi xẹp xuống kéo dài liên tục trong nhiều ngày.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi vận mạch?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi vận mạch, trong đó có các nguyên nhân chính sau:
+ Biến đổi khí hậu khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi nhanh chóng, thất thường, khói bụi…
+ Những thay đổi nội tiết tố ở cơ thể người phụ nữ trong quá trình mang thai. Việc quá lạm dụng thuốc tránh thai cũng kiến phụ nữ dễ bị viêm mũi vận mạch.
+ Các loại thuốc điều trị tâm thần, cao huyết áp, cocain cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi vận mạch.
+ Stress, căng thẳng, lo lắng, vận động quá sức, lao động nặng nhọc…
Dấu hiệu nhận biết và biểu hiện của bệnh viêm mũi vận mạch
Cũng giống như viêm mũi dị ứng, khi bị viêm mũi vận mạch, có thể người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau: ho, chảy nước mũi (đặc biệt là vào buổi sáng), nghẹt mũi, hắt hơi. Vì các triệu chứng gần giống nhau nên rất nhiều ngươi nhẫm lẫn viêm mũi vận mạch là viêm mũi dị ứng.
Vậy viêm mũi vận mạch khác viêm mũi dị ứng ở điểm nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, khi bị viêm mũi vận mạch, người bệnh thường:
+ Bị ngạt mũi nhiều hơn là hắt hơi.
+ Nước mũi chảy rất ít và không có hiện tượng nước mắt chảy.
+ Sau khi chấm dứt cơn hắt hơi, người bệnh trở về trạng thái bình thường ngay lập tức, không bị uể oải hay nặng đầu kèm theo.
+ Có nhiều trường hợp, người bệnh còn bị căng, ngứa các ngón tay khi trời lạnh.
Cách phòng tránh và điều trị bệnh viêm mũi vận mạch
Để phòng tránh bị viêm mũi vận mạch, trước tiên bạn cần phải tránh xa các tác nhân gây bệnh như: mặc đủ ấm khi trời lạnh đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế đến những nơi ô nhiễm, bụi bặm… Đặc biệt, cần tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, nâng cao thể lực, để tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Nếu đã bị viêm mũi vận mạch rồi, bạn có thể điều trị bằng cách nhỏ mũi khí dung bằng thuốc corticoid và co mạch. Dùng kháng sinh hastamin tổng hợp với liều lượng tăng dần, trường hợp dùng corticoid thì dùng theo liều giảm dần. Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp bạn lo ngại kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, hãy tham khảo sản phẩm Coje cảm cúm của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 3. Là siro chữa cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm xoang không chứa kháng sinh, Coje sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những khó chịu do bệnh viêm mũi vận mạch gây ra, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không gây bất cứ tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm nào. Chỉ cần uống Coje theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh viêm mũi vận mạch sẽ bị “dập tắt” ngay lập tức.