Thời tiết bất thường khiến trẻ bị ho, sổ mũi, thậm chí là cảm cúm sốt cao. Nhiều bố mẹ vẫn còn băn khoăn chưa rõ bé bị cảm cúm sốt cao có biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có cái nhìn tổng quan về bệnh lý này.
Mục lục
Các triệu chứng bé bị cảm cúm sốt cao
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Đây là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Sốt do cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch lớn do nhiễm vi rút cúm gây ra.
Vi rút cúm gồm 3 type huyết thanh A, B và C. Trong đó, type A chia thành nhiều phân type dựa vào kháng nguyên H và N, vi rút cúm A dễ gây biến dị. Cúm C chỉ gây bệnh nhẹ tản phát. Cúm B gây bệnh dịch nhẹ cho người. Trong 3 loại vi rút này vi rút cúm A và B là hai loại gây bệnh chủ yếu. Thông thường, bé bị cảm cúm sốt cao thường có các dấu hiệu và biểu hiện dưới đây:
– Thời gian ủ bệnh từ khoảng 24 – 48 giờ, với các biểu hiện ban đầu là sốt cao, ớn lạnh, gai rét, nhức đầu, ho, mệt mỏi, đau mình và cảm giác như kiệt sức.
– Sốt cao từ 38 – 39°C, chán ăn, tiểu ít.
– Các biểu hiện viêm long đường hô hấp: Chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt.
– Các triệu chứng viêm thanh khí phế quản: Khàn tiếng, ho khan…
– Sốt thường kéo dài khoảng 2 – 5 ngày rồi giảm đột ngột. Biểu hiện của trẻ bị cảm cúm sốt thường vã mồ hôi, tiểu nhiều, viêm họng giảm rồi biến mất. Nếu sốt quay trở lại thì bố mẹ cần theo dõi để đề phòng biến chứng.
Phân biệt sốt xuất huyết với cảm cúm
Khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ gây triệu chứng sốt cao 39 đến 40 độ C kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm. Trong giai đoạn này có thể dễ nhầm lẫn sốt xuất huyết với cảm cúm. Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì triệu chứng sốt của cả hai bệnh lý này có nhiều điểm khác biệt về mức độ biểu hiện. Ngoài ra, triệu chứng kèm theo của bệnh sốt xuất huyết là cơ thể lâm vào tình trạng mệt mỏi, li bì, đau xương khớp và mắt nhức dữ dội.
Nếu trẻ bị sốt do cảm cúm thì chỉ sốt nhẹ hoặc cao và kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi. Nếu sức đề kháng tốt thì triệu chứng bệnh sẽ giảm dần sau một vài ngày. Sau khi phân biệt sốt xuất huyết và cảm cúm thì bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân sốt xuất huyết nào cũng cần nhập viện.
Sốt xuất huyết sẽ có biểu hiện rầm rộ hơn ở trẻ em và cơn sốt có thể kéo dài trên 10 ngày. Nếu để nặng sốt xuất huyết có thể gây biến chứng suy gan, suy thận, xuất huyết nội tạng và tử vong. Chính vì thế dù điều trị tại nhà theo ý kiến của bác sĩ cũng phải theo dõi trẻ thật kỹ để tránh những rủi ro này.
Những điều mẹ cần tránh khi bé bị cảm cúm sốt cao
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, dưới đây là những điều bố mẹ tuyệt đối không được phép làm khi chăm sóc con bị cảm cúm có sốt cao:
– Không được chườm đá lạnh, dán miếng dán lạnh để hạ sốt cho con: Các chuyên gia sức khỏe cho biết, những phương pháp này khiến cho trẻ mệt hơn, quấy hơn, thậm chí còn dẫn đến biến chứng nặng hơn.
– Tuyệt đối không được tự ý mua và cho con uống thuốc giảm đau, hạ sốt mà không biết nguyên nhân gây bệnh là gì. Việc này có thể gây tăng tiết mồ hồi, làm nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột và ảnh hưởng rất lớn đến việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
– Không phải cứ thấy con nóng đã kết luận là con bị sốt. Để xác định nhiệt độ thân nhiệt của trẻ chính xác, mẹ cần căn cứ vào thời gian và trí đo thân nhiệt.
– Không được tự ý tăng liều thuốc cho con theo cân nặng vì cho rằng liều được chỉ định sẽ không phù hợp với con mình. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo. đây là việc làm hết sức nguy hiểm và bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn có sự thay đổi về loại thuốc cũng như liều lượng thuốc.
Làm sao để hạ sốt cho trẻ khi cảm cúm sốt cao?
Cách điều trị chủ yếu khi trẻ bị cảm cúm sốt cao là làm giảm các triệu chứng do bệnh cảm cúm gây ra như sốt, đau đầu, ho. Cho nên, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước ăn thức ăn dạng lỏng như súp, cháo gà,… và kiểm tra xem bé bị cảm cúm có sốt cao không.
Đối với triệu chứng đau họng, sốt và nhức đầu trong cảm cúm: Bác sĩ sẽ dùng các thuốc chứa acetaminophen cho trẻ em. Khi bé bị nghẹt mũi trong cảm cúm, cha mẹ không nên dùng thuốc nhỏ hoặc xịt mũi kéo dài vì có thể gây viêm mạn tính của màng nhầy.
Nếu bé bị ho trong cảm cúm kéo dài ít hơn 2 – 3 tuần (nếu ho dài hơn cần tìm hiểu nguyên nhân khác) thì cha mẹ có thể tham khảo một số loại siro giảm ho cho trẻ dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Hiện nay, đã có loại siro chuyên dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, ho, sốt, đau họng,… như siro Coje của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 3.
Siro Coje có vị ngọt, dễ uống, không phải là kháng sinh nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Sản phẩm này được rất nhiều bà mẹ Việt tin dùng khi bé bị cảm cúm sốt cao.
Có thể bạn quan tâm:
- Những biến chứng của cảm cúm mẹ nhất định phải biết
- Trẻ bị cảm cúm cảm lạnh sổ mũi sốt nhẹ kéo dài do thời tiết phải làm sao
Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, bố mẹ nên tiêm vắc- xin phòng các chủng cúm gây bệnh kết hợp với tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không đưa trẻ đến những nơi đông người hoặc những nơi đang có dịch bệnh. Khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế để phòng bệnh cho trẻ. Đặc biệt, bố mẹ cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý để trẻ tăng cường sức đề kháng.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn về bệnh cảm cúm sốt cao cũng như cách dùng siro Coje để trị cảm cho bé nhé.