Bệnh cảm và cúm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh cúm và cảm khác nhau thế nào là nỗi băn khoăn của rất nhiều người vì triệu chứng của 2 bệnh này có rất nhiều điểm giống nhau, rất khó phân biệt. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về bệnh cảm và cúm khác nhau như thế nào để giúp các bạn hiểu và nắm rõ hơn 2 loại bệnh này.

Nguyên nhân của bệnh cúm và cảm

Thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa, sự thay đổi thất thường với nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh, nắng mưa bất thường khiến hệ miễn dịch của con người bị yếu đi và dễ mắc bệnh, nhất là những bệnh về hô hấp. Đặc biệt, vào lúc đang chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô là điều kiện thuận lợi khiến cho các loại virus gây bệnh cúm và cảm sinh sôi mạnh. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời với sự thay đổi của thời tiết sẽ khiến cho sự xâm nhập của virut cúm càng mạnh và nhanh hơn.

Một nguyên nhân nữa cũng khá quan trọng là siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt của người bệnh sẽ khiến cho bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người lành. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng sẽ lây lan rất nhanh trong không khí.

Bệnh rất dễ lây lan, chỉ trong một ngày trước khi có triệu chứng cảm và cúm, người bệnh đã có thể truyền virut cho người khác và tiếp tục truyền lan mạnh hơn trong nhiều ngày kế tiếp. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc cảm và cúm, nhất là người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có sức miễn dịch kém cũng rất dễ bị cảm cúm.

Cảm và cúm khác nhau thế nào
Cảm và cúm khác nhau thế nào

Đi tìm đáp áp cho câu hỏi: Cảm và cúm khác nhau thế nào?

Trước và sau Tết, nhiều gia đình thường tổ chức đi chơi và di chuyển đến nhiều vùng có khí hậu và nhiệt độ khác nhau. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, trong đó thường hay gặp nhất là bệnh cúm và cảm.

Thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn và hiểu sai rằng cúm và cảm là cùng 1 bệnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, cảm cúm và cảm thông thường là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng rất dễ bị nhầm lẫn do các triệu chứng khá giống nhau. Thông thường, khi bị cảm và cúm, người bệnh thường có thói quen điều trị bằng các phương pháp dân gian hoặc tự mua thuốc uống tại nhà, rất ít khi đến bệnh viện để khám chữa. Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần phân biệt giữa bệnh cảm và cúm để có cách điều trị phù hợp, đúng cách, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh cảm và cúm khác nhau thế nào là băn khoăn của rất nhiều người. Thực ra, để phân biệt 2 căn bệnh này phải căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa bệnh cảm và cúm cơ bản:

+ Bệnh cúm do các chủng vi rút cúm gây ra, không những gây tổn thương đường hô hấp trên mà còn có thể gây viêm phế quản cấp, thậm chí viêm phổi nặng đe dọa tính mạng. Trong khi đó, cảm cũng do các vi rút gây ra nhưng chỉ khu trú tổn thương đường hô hấp trên, rất hiếm gây các tình trạng nặng đe dọa tính mạng và thường tự khỏi trong khoảng 1 tuần.

+ Cảm thường bắt đầu với triệu chứng như: đau rát vùng cổ họng, hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, kèm theo ho. Các triệu chứng này thường mất đi sau 3 ngày, những trường hợp kéo dài hơn có thể bị bội nhiễm vi trùng hay bệnh lý khác, thậm chí kéo dài hơn 7 ngày. Triệu chứng của bệnh cúm cũng tương tự như cảm nhưng trầm trọng hơn nhiều và diễn biến rất nhanh, đi kèm sốt là tình trạng đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân. Nếu người bệnh nhiễm các vi rút cúm liên quan đến nguồn gốc gia cầm còn có triệu chứng nôn ói và tiêu chảy nhiều lần, đau đầu dữ dội… Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng cảm cúm và cách chữa dứt điểm bệnh?

Các bác sĩ khuyên, nếu thấy có các triệu chứng cảm và cúm nguy hiểm sau, người bệnh nên đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời:

– Nếu bệnh kéo dài hơn 1 tuần, sốt cao khó hạ, sốt kéo dài quá 3 ngày liên tục, đau rát vùng họng không thể nuốt thức ăn, ho kéo dài 2 tuần. Đồng thời, khi đã điều trị bằng thuốc trị cảm và cúm mà các triệu chứng đã dứt hẳn nhưng tình trạng đau nhức đầu, mỏi cơ vẫn còn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

– Nếu trẻ ho kéo dài 2 tuần, hãy đưa bé đến bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.

– Bệnh cảm có thể tự khỏi mà không cần sử dụng kháng sinh, nhưng nếu người bệnh bị bội nhiễm vi trùng sẽ gây tình trạng nhiễm trùng hô hấp, sốt cao, đôi khi cần nhập viện điều trị.

Tương tự, bệnh cúm cũng có thể tự khỏi sau 2-3 ngày nhưng một số trường hợp nặng gây suy hô hấp cấp do viêm phổi nặng, đe dọa tính mạng. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần chú ý các triệu chứng nặng của 2 bệnh này để cấp cứu kịp thời như đau ngực trầm trọng, đau đầu dữ dội, chóng mặt, khó thở, lú lẫn, nôn ói liên tục. Trẻ em có thể bị thở nhanh, khó thở, không thể uống hay bú được, da tím tái, kích động hay ủ rũ hơn thường ngày, các triệu chứng cải thiện nhưng đột nhiên trầm trọng hơn nhanh chóng kèm theo phát ban.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm và cảm là nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn. Cần vệ sinh các vị trí ít và vật dụng dễ bị dính dịch tiết chứa virus, đồng thời, tăng cường tập thể dục, mỗi người cần có chế độ ăn uống khoa học điều độ, nhiều rau, củ quả để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể vượt qua các đợt cảm và cúm thật nhẹ nhàng.

rua-tay
Nên rửa tay bằng xà phòng thường xuyên

Đặc biệt, khi thấy xuất hiện 1 trong các triệu chứng của cảm và cúm, bạn nên uống ngay siro Coje cảm cúm để ngăn ngừa các triệu chứng phát triển nặng hơn. Coje không chứa kháng sinh, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Trên đây là những thông tin xung quanh vấn đề: Bệnh cảm và cúm khác nhau thế nào? Hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình mình tốt nhất!

Để nắm rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh cảm và cúm cũng như cách sử dụng siro Coje để trị bệnh, bạn hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn nhé.