Hắt hơi hay còn gọi là hắt xì là một triệu chứng gắn liền với bệnh cảm cúm nói riêng và bệnh đường hô hấp nói chung. Chính vì thế khi hắt xì thì người ta nghĩ ngay là hắt hơi do cảm cúm và vội tìm mua thuốc chữa trị. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta hắt hơi là do những nguyên nhân khác nữa đấy. Và hãy cùng điểm qua những nguyên nhân gây ra triệu chứng hắt xì hơi.
- Bạn đã biết vitamin D có thể chữa cảm cúm hay chưa?
- Thắc mắc rằng hiện tượng hắt hơi có phải bệnh sởi hay không?
Mục lục
Nguyên nhân gây hắt hơi liên tục
– Hắt hơi do cảm cúm: Như đã nói cảm cúm sẽ mang đến cho bệnh nhân nhiều triệu chứng như nhức đầu, sổ mũi và đặc biệt là hiện tượng hắt xì liên tục. Nếu thấy mình hắt xì mà kèm theo các triệu chứng khác như trên thì đó là dấu hiệu để bạn đến bác sĩ chữa cảm cúm. Lưu ý rằng chứng cảm cúm hắt hơi sổ mũi được phát hiện và chữa trị sớm thì bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.
– Do thay đổi nhiệt độ: Bạn có biết rằng việc thay đổi từ môi trường lạnh sang nóng hơn hoặc ngược lại có thể làm bạn bị cảm cúm hắt hơi sổ mũi liên tục. Tuy nhiên đó là hiện tượng khá bình thường. Chỉ một thời gian sau khi cơ thể đã thích nghi với nhiệt độ ở môi trường mới thì chứng hắt xì cũng tự nhiên mà biến mất.
– Khói thuốc lá cũng gây hắt hơi: Đây cũng là nguyên nhân đáng lưu ý khác bệnh cạnh hắt hơi do cảm cúm. Khói thuốc lá chứa nhiều chất gây kích ứng mũi và hậu quả là chứng hắt xì hơi. Do đó không nên hút thuốc chốn đông người, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
– Dị ứng thời tiết hoặc vật nuôi: Một số người thường hay mắc chứng dị ứng với thời tiết và rất khó để kiểm soát nó. Khi trái gió, trở trời thì những bệnh nhân này sẽ hắt hơi và chảy mũi liên tục rất khó chịu. Cách duy nhất có thể làm là nâng cao sức chịu đựng và sức đề kháng của cơ thể bạn để nó có thể chống chọi với cơn dị ứng. Hoặc bạn cũng có thể hạn chế tiếp xúc với không khí bên ngoài và giữ ấm vùng cuống họng mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
Tương tự như thế, lông động vật có thể khiến cho một số người ám ảnh khi gây ra chứng dị ứng và hắt xì đến chảy nước mắt. Khi biết được rằng mình dị ứng với lông thú vật thì hạn chế tiếp xúc và không nên nuôi chúng trong nhà.
Cách chữa cảm cúm hắt hơi sổ mũi ở trẻ
- Hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều khi bị hắt hơi do cảm cúm
Khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi hơi sốt và ho, cơ thể sẽ phải tốn nhiều năng lượng để “chiến đấu” chống lại bệnh tật nên khiến trẻ mệt nhoài, không còn thiết tha với bất cứ hoạt động vui chơi hay món ăn nào nữa. Vì vậy, ngay khi thấy trẻ có triệu chứng cảm cúm, mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều ở nơi yên tĩnh và thoáng mát để nhanh chóng hồi phục.
Trường hợp bé không muốn hoặc không thể nghỉ ngơi, mẹ hãy ôm và đọc truyện cho bé nghe. Thậm chí, mẹ có thể cho bé gọi điện nói chuyện với người thân, bạn bè.
- Tạo độ ẩm không khí trong phòng thích hợp
Một trong những cách chữa cảm cúm hắt hơi sổ mũi cho trẻ vô cùng hiệu quả và an toàn đó chính là tạo độ ẩm không khí trong phòng thích hợp. Khi trẻ bị cảm cúm, việc hít thở không khí với độ ẩm phù hợp sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn.
Để tạo độ ẩm trong phòng bé, mẹ nên sử dụng máy làm ẩm hoặc máy phun sương. Hoặc mẹ có thể cho bé xông hơi trong phòng tắm. Đối với trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên, mẹ hãy thêm vài giọt tinh dầu vào lúc xông hơi hoặc máy phun sương để giảm đau nhức.
- Sử dụng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi
Đây là phương pháp hiệu quả và tuyệt vời hơn cả việc sử dụng thuốc cảm cúm hắt hơi sổ mũi. Theo các chuyên gia sức khỏe, nước muối sinh lý có thể rửa sạch mũi khi bé còn quá nhỏ để có thể xì mũi. Riêng đối với trẻ sơ sinh, việc chuẩn bị một bộ dụng cụ hút mũi rất tiện dụng khi tình trạng nghẹt mũi tắc mũi gây khó khăn cho việc ăn uống của trẻ.
- Xoa dầu là cách trị hắt hơi do cảm cúm hiệu quả
Cách trị cảm cúm hắt hơi sổ mũi này áp dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Mẹ có thể xoa dầu gió, dầu bạc hà hoặc dầu tràm vào gan bàn chân, ngực, lưng cho bé. Tuy không giúp thông mũi nhưng các loại tinh dầu tạo cảm giác mát lạnh sẽ giúp bé dễ thở hơn.
Một lưu ý quan trọng khác đó là mẹ tuyệt đối không nên xoa dầu vào vùng nhạy cảm hoặc vùng da bị tổn thương của trẻ. Không bôi dầu lên mắt, mũi, miệng hay bất cứ vị trí nào lên mặt.
- Nâng đầu cao khi ngủ
Việc nâng đầu cao khi ngủ sẽ giúp bé có cảm giác dễ chịu và thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cách chữa cảm cúm hắt hơi sổ mũi cho trẻ này chỉ áp dụng đối với trẻ trên 12 tháng.
Nếu bé ngủ trên giường, mẹ có thể đặt thêm gối dưới đầu bé. Nếu bé ngủ trong cũi, hãy đặt vài cái khăn lông hoặc gối dưới phần nệm đầu cũi. Nhưng nếu bé hay xoay lung tung khi ngủ, hãy đặt gối hoặc khăn dưới nệm. Như vậy sẽ tạo độ dốc thoải mái giúp bé ngủ ngon hơn.
Bé bị hắt hơi do cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi?
Khi bé có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho… thì nên dùng siro Coje cảm cúm . Sản phẩm không chứa kháng sinh, được bào chế dạng siro, vị ngọt dễ uống nên mẹ có thể cho bé uống dễ dàng hơn so với các loại thuốc điều trị cảm cúm hắt hơi sổ mũi dạng viên rất đắng, Siro Coje cảm cúm có thể dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, khi sử dụng siro Coje cảm cúm, mẹ nên kết hợp rửa mũi cho con 2 lần/ngày.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.