Cảm cúm có thể gây ra nhiều phiền toái và thậm chí là biến chứng nặng nề. Chính vì thế mà phải phòng ngừa cảm cúm ở trẻ, đặc biệt là trong mùa lạnh.
- Đừng chủ quan với những biến chứng của cảm cúm ở trẻ nhỏ
- Những cách chữa cảm cúm bằng tỏi cực hiệu quả và tiện lợi
Triệu chứng cảm cúm
Những bài viết trước đây đã đề cập đến rất nhiều đến triệu chứng cảm cúm ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, sẽ không thừa nếu nhắc lại một lần nữa. Thông thường, trẻ bị cảm cúm sẽ có những triệu chứng như nhức đầu, mỏi cơ, sốt, ho khan hoặc đờm, sổ mũi, ngạt mũi,…
Các triệu chứng của cảm cúm thường tiển triển nhanh trong khi cảm lạnh thì tiến triển chậm và kéo dài hơn. Triệu chứng cảm cúm khiến phụ huynh đau đầu nhất là ho. Đây được xem là triệu chứng tốt cho trẻ cảm cúm vì tống hết tác nhân gây bệnh ra ngoài. Thế nhưng, ho nhiều khiến trẻ mệt mỏi, dễ nôn mửa và thậm chí mất ngủ về đêm nên cũng không hề tốt chút nào.
Lưu ý rằng khi các triệu chứng bệnh cảm cúm trở nặng như cơ thể trẻ tím tái, khó thở, hơi thở khò khè, lõm lồng ngực thì lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để can thiệp kịp thời. Cũng nên biết rằng, bệnh cảm cúm nếu không chữa trị tốt có thể sinh ra nhiều biến chứng nguy hại gồm viêm phổi, viêm mũi họng và viêm xoang cấp,…
Phòng ngừa cảm cúm ở trẻ em như thế nào
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và vận động thường xuyên là cách tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa cảm cúm ở trẻ em tốt nhất.
Để hệ miễn dịch trẻ hoàn thiện đến mức tốt nhất có thể thì nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Đến giai đoạn ăn dặm thì phải đảm bảo bổ sung nhiều vitamin C cũng như những khoáng chất khác.
Không bắt trẻ ru rú trong nhà mà phải cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài để cơ thể thích nghi nhanh một khi có sự thay đổi.
Một cách phòng ngừa cảm cúm ở trẻ chủ động và hiệu quả khác là tiêm vắc xin cảm cúm cho trẻ. Đồng thời, tập cho trẻ nhó thói quen rửa tay, chân sạch sẽ và có ý thức bảo vệ bản thân ở nơi đông người như bịt khẩu trang, che miệng khi gặp khói thuốc, bụi bặm,…
Đối với những trẻ có dấu hiệu chớm nở của cảm cúm thì nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà và xử lý bằng những cách an toàn như vệ sinh cá nhân, hạ sốt, và theo dõi sát tình trạng của trẻ để ứng phó kịp thời.