Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ

Phần lớn trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ do không tránh khỏi việc phải tiếp xúc hàng ngày. Vậy phải làm gì để xử lý trường hợp khá nguy hiểm này.

trẻ sơ sinh bị lây cảm củm từ mẹ
Nhiều trẻ sơ sinh bị lây cảm củm từ mẹ

Bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Cảm cúm là bệnh lý thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông. Phần lớn bệnh cảm cúm là do vi rút gây ra và không thể điều trị bằng kháng sinh.

Cúm ở trẻ sơ sinh thường có hai dạng:

Chứng cảm cúm đơn giản: Chỉ bao gồm triệu chứng sốt kèm theo đau đầu hoặc đau họng.

Cảm cúm đa triệu chứng: Phức tạp hơn khi thường xuyên xuất hiện nhiều triệu chứng như:

  • Nóng lạnh, sốt cao.
  • Đau rát cổ họng.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Toàn thân nhức mỏi.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Ho khan hoặc ho đờm.

Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ?

Có thể chăm sóc trẻ tại nhà hoặc đưa đến bệnh viện tùy thuộc vào những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày nhưng không giảm là dấu hiệu phải đưa trẻ đến bác sĩ.
  • Mất nước: mắt trũng xuống, tiếu ít, miệng và lưỡi khô là những điều mà bậc phụ huynh cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm.
  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh thở khó, lồng ngực lõm xuống là dấu hiệu cho thấy bệnh cảm cúm đã biến chứng sang suy hô hấp và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
chăm trẻ sơ sinh bị cúm
Cần lưu ý nhiều điều khi chăm trẻ sơ sinh bị cúm

Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ thì cần phải thực hiện những điều sau đây:

Bổ sung dinh dưỡng là cách đơn giản và hiệu quả nhất khi trẻ bị cảm cúm. Cho trẻ bú mẹ liên tục trong 6 tháng đầu đời.

Nếu con đã đến độ đuổi ăn dặm thì nên bổ sung vitamin thông qua cac loại trái cây tươi. Đồng thời cũng phải cung cấp cho trẻ sơ sinh nhiều khoáng chất cần thiết như kẽm, sắt để tăng cường sức đề kháng.

Một biện pháp khác để phòng ngừa bệnh cảm cúm ở trẻ là bổ sung Probiotics, loại khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột. Chúng cũng là thành phần cốt yếu tạo nên tế bào miễn dịch trong cơ thể.

Lưu ý cuối cùng là giữ ấm tốt nhất cho trẻ vào mùa lạnh, hạn chế tiếp xúc với trẻ khi đang mắc bệnh cảm cúm.