Thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa cộng với khói bụi ô nhiễm từ các công trình, nhà máy,… khiến cho hệ hô hấp của chúng ta ít nhiều bị ảnh hưởng. Và các bậc cha mẹ chớ nên chủ quan, vì không phải chỉ trẻ lớn và người trưởng thành mới bị viêm mũi hoặc viêm mũi dị ứng. Vẫn có trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm mũi đấy nhé.
Mục lục
Tại sao trẻ sơ sinh bị viêm mũi?
Bệnh viêm mũi có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ sơ sinh. Nói về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm mũi thì có hai nguyên nhân chính. Một là do bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, hai là do bị lây nhiễm viêm mũi từ mẹ.
Khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi thì cũng giống như ở người trưởng thành, phiền toái mà người bệnh hay gặp phải là hắt hơi, ngứa mũi, nóng sốt nhẹ, đau nhức mình, nặng đầu,… Tuy nhiên, điều đáng nói là trẻ sơ sinh chưa biết nói nên phụ huynh buộc phải tự quan sát và phát hiện những triệu chứng này. Dù không thể nói nhưng khi trẻ mắc viêm mũi dị ứng thì sẽ quấy khóc, nằm li bì, nhìn kỹ hốc mũi sẽ thấy tình trạng ứ đọng dịch mũi và sưng đỏ,…
Thông thường viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày rồi tự thuyên giảm. Sau khi trẻ hết nghẹt mũi, hết sốt thì có thể tình trạng nóng sốt nhẹ và nôn mửa sẽ kéo dài thêm 2 ngày nữa trước khi khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu chăm sóc trẻ không tốt có thể gây ra biến chứng viêm tai xương chũm, viêm não hoặc viêm phế quản rất nguy hiểm.
Làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm mũi?
Để biết trẻ sơ sinh có bị viêm mũi hay không, bố mẹ hãy căn cứ vào các triệu chứng sau: Trẻ bị chảy nước mũi trong hoặc dạng nhầy mủ, ngạt mũi; trẻ bị sốt, bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, kém ăn, thậm chí là bỏ ăn; trẻ nôn mửa, ho.
Nếu các triệu chứng trên kéo dài hơn 7 ngày, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Việc trẻ bị viêm mũi thường xuyên và liên tục sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang cấp.
Theo các chuyên gia sức khỏe, trẻ sơ sinh bị viêm niêm mạc mũi là do bị dị ứng với các yếu tố dị nguyên như nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất hay lông chó mèo. Khi gặp phải những tác nhân này, lớp niêm mạc mũi của trẻ sẽ bị kích thích và gây ra phản ứng viêm.
Thông thường, những trẻ có cơ địa dị ứng và sức đề kháng kém dễ bị viêm mũi. Mùa xuân là thời điểm “bùng phát” của bệnh viêm mũi do trong không khí có nhiều phấn hóa, độ ẩm không khí thấp tạo cơ hội cho nấm mốc phát triển.
Xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi?
Khi trời lạnh, bé sơ sinh hay bị viêm mũi dị ứng, điều đầu tiên bố mẹ cần phải làm là giúp hai hốc mũi trẻ được thông thoáng để tình trạng viêm mũi có điều kiện thuyên giảm. Đồng thời, khi đường mũi thông thoáng thì trẻ sẽ bú mẹ được nhiều hơn, điều này tốt cho quá trình hồi phục.
Phụ huynh có thể làm sạch hốc mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Cách này giúp bé dễ thở, bớt quấy khóc và dễ bú hơn. Nên thực hiện rửa mũi trước khi ăn để bé ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các mẹ không nên lạm dụng rửa hút quá nhiều khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi vì có thể sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bé.
+ Nếu bé bị sốt trên 38 độ, hãy lau mát cho trẻ bằng nước ấm để hạ sốt. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi thực sự cần thiết và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Theo dõi nhiệt độ thường xuyên, cho trẻ uống nhiều nước vì khi bị sốt có thể rất dễ mất nước.
+ Nếu trời lạnh, các mẹ cần giữ ấm cho con, tránh gió lùa mạnh vào phòng.
+ Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để trẻ nhanh khỏi bệnh và hồi phục hơn.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm mũi thì cha mẹ tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh. Bởi lẽ, các bác sĩ chỉ cân nhắc dùng kháng sinh khi viêm mũi ở trẻ sơ sinh biến chứng sang viêm tai xương chũm hoặc viêm phế quản.
Đặc biệt, tuyệt đối không tự mua thuốc về nhà cho con uống. Điều này rất nguy hiểm, nhưng ở Việt Nam tình trạng tự ý ra mua thuốc về cho con uống khi bị ốm diễn ra rất nhiều.
Phòng ngừa viêm mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Do trẻ sơ sinh không thể dùng thuốc bừa bãi nên cần thiết phải có các biện pháp để phòng ngừa viêm mũi ngay từ đầu. Phụ huynh nên lưu ý tránh cho trẻ tiếp xúc với gió lùa, hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời tối. Dùng nước muối ấm vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ để loại bỏ gỉ, chất nhầy giúp phòng tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang, hắt xì. Chú ý cách ly trẻ với những đối tượng bệnh đường hô hấp, cảm cúm,…
Nên tạo điều kiện tốt nhất để cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và người mẹ phải ăn đủ chất dinh dưỡng để sữa mẹ đạt được chất lượng tốt nhất.
Khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi, bố mẹ không nên quá lo lắng và hoang mang bởi đây là bệnh phổ biến dễ xảy ra ở trẻ em. Hãy đưa bé đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm mũi, đồng thời thực hiện theo đúng tư vấn của bác sĩ, bé yêu sẽ nhanh khỏi bệnh thôi.
Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về việc dùng siro Coje cảm cúm bằng cách gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn về cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi.