Cảm cúm là gì? Những sai lầm khi chữa cảm cúm

Bạn thường nghe đến bệnh cảm cúm và bản thân cũng đã ít nhất 1 lần bị cảm cúm nhưng lại không biết cảm cúm là gì? Và cứ thế hàng ngày, bạn phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu của bệnh khiến cho tinh thần và sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng.

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp và có thể gây ra các triệu chứng, ho, đau họng, đau đầu. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần,  đặc biệt là lại có thể lây nhiễm cho rất nhiều người khác nếu có tiếp xúc cơ thể, hơi thở

Hiện nay, thời tiết mưa lạnh là môi trường rất thuận lợi cho các bệnh cảm cúm phát triển. Nếu không phòng chống bệnh kịp thời, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, trong đó số trẻ em, người già sức đề kháng yếu dễ bị cảm cúm hơn.

Cảm cúm là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp

Là một tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, cúm có thể gây ra  các triệu chứng, ho, đau họng, đau đầu

Những sai lầm khi chữa cảm cúm

Như vậy, các bạn đã biết cảm cúm là bệnh gì? Thông thường, cảm cúm có thể biến mất sau khoảng 1-2 ngày nhưng với một số người có cơ địa yếu, bệnh có thể kéo dài và gây ra rất nhiều triệu chứng mệt mỏi, khó chịu. Cảm cúm là bệnh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách giúp mình nhanh khỏi bệnh. Thậm chí, rất nhiều người có những quan niệm điều trị cảm cúm sai lầm khiến bệnh trở nên nặng hơn:

Bệnh cảm cúm tự khỏi

Theo thống kê từ các tổ chức y tế, trung bình mỗi người có thể bị cảm cúm 2-4 lần/năm với các biểu hiện thường gặp là: chảy nước mũi nghẹt mũi, đau họng, chảy nước mắt, hắt hơi, đau nhức cơ thể, ho, sốt, đau đầu. Với suy nghĩ cho rằng, cả cúm là bệnh thông thường nên nhiều người để bệnh tự khỏi, không cần đi khám hay uống thuốc.

Cúm không tự khỏi như mọi người vẫn nghĩ

Khi bị cảm cúm kéo dài, cần phải đi khám bác sĩ để được điều trị điều trị kịp thời

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng như ho, sốt, đau nhức cơ thể, đau đầu kéo dài, cần phải đi khám bác sĩ để được điều trị điều trị kịp thời, nếu không có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản cấp, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, viêm tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang…

Uống nhiều thuốc kháng sinh

Rất nhiều người có thói quen uống nhiều loại thuốc cùng một lúc để bệnh cảm cúm mau khỏi. Nhưng theo khuyến cáo của các bác sĩ, cảm cúm do virus gây ra nên uống các loại thuốc kháng sinh là điều không cần thiết. Bởi thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Chỉ khi biểu hiện của nhiễm khuẩn thì mới cần dùng đến kháng sinh và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ

Do vậy, người bệnh không nên lạm dụng thuốc kháng sinh khi bị cảm cúm để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nhiều kháng sinh chưa chắc hết cảm cúm

Rất nhiều người có thói quen uống nhiều loại thuốc cùng một lúc để bệnh cảm cúm mau khỏi

Tự ý truyền nước

Người bị cảm cúm, cơ thể mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống sẽ tốt hơn. Việc tự ý truyền nước mà không được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm và chỉ định hoàn toàn có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu tự ý truyền nước một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh có thể gây ra dị ứng, sốc, phù não, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải, sưng tim, phù phổi,  thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Xông hơi, xông nước lá càng nhiều càng tốt

Khi bị cảm cúm, người bệnh thường có các triệu chứng đau đầu, đau họng, ngạt mũi, rát họng… Theo Đông y, đây là do cảm phong hàn, các lỗ chân lông trong cơ thể bị bít lại dẫn đến bế tắc. Trong trường hợp này, bạn có thể xông lá hoặc xông để giúp giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài.

Tuy nhiên, việc dùng lá nấu nước xông cần hết sức lưu ý không nên đun nước xông sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu bay hơi hết. Khi xông, người bệnh nên thở sâu và chậm vì tác dụng chủ yếu của phương pháp xông là qua đường hô hấp. Khi thấy trong người đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió nên ngừng xông hơi dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ. Đặc biệt, người bị cảm cúm cần tránh không xông hơi, xông nước lá quá nhiều và lâu vì có thể gây ra nhiều mồ hôi khiến cơ thể mất nước.

Xông hơi nhiều khiến cơ thể mất nước

Khi bị cúm mọi người cần tránh không xông hơi nước lá quá nhiều

Đọc đến đây chắc các bạn đã biết bệnh cảm cúm là gì và những điều không nên làm khi bị cảm cúm. Nếu muốn điều trị bệnh cảm cúm nhanh chóng mà không phải uống thuốc kháng sinh, bạn hãy tham khảo và sử dụng Coje cảm cúm. Coje là siro điều trị các triệu chứng cảm cúm nhờ các tác động: giảm sổ mũi, nghẹt mũi; giảm hắt hơi, chảy nước mắt; hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ. Coje không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bênh, sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Xem thêm:

Tổng hợp các cách trị cảm cúm bằng gừng hiệu quả nhất

Không muốn uống kháng sinh, hãy học ngay cách chữa cảm cúm này!