Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh là lời khuyên không bao giờ thừa và với bệnh cảm cúm cũng như thế. Dù không nhất thiết phải tiêm vắc xin cảm cúm nhưng nó vẫn được khuyến khích. Và bậc phụ huynh cần lưu ý khi tiêm vắc xin cảm cúm cho trẻ nhỏ.
- Trường hợp trẻ chảy mũi xanh sau khi uống thuốc cảm cúm
- Phòng ngừa cảm cúm ở trẻ trong mùa dịch hiện nay
Vắc xin cảm cúm – có thể tiêm hoặc không
Theo bác sĩ Đào Hữu Thân, đang công tác tại Sở y tế Hà Nội, không bắt buộc tiêm vắc xin cảm cúm cho trẻ nhưng nó là cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm và hạn chế những biến chứng của nó. Vắc xin cảm cúm thích hợp cho nhiều lứa tuổi nhưng ngoại trừ những trường hợp trẻ đang mắc và điều trị bất kỳ bệnh lý nào khác.
Đối tượng trẻ dưới 3 tuổi thì cần tiêm mỗi đợt 2 mũi vắc xin cảm cúm và mỗi mũi cách nhau khoảng 1 tháng. Với những trẻ từ 3 tuổi trở lên thì tiêm một mũi vắc xin mỗi năm. Sở dĩ cần tiêm vắc xin mỗi năm bởi vì kháng thể bệnh luôn biến đổi và tiêm mỗi năm để loại trừ trường hợp vi rút cảm cúm biến đổi và mạnh hơn. Cũng như những loại vắc xin phòng bệnh khác thì vắc xin cảm cúm sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Cho nên phụ huynh đừng quá lo lắng và cần tìm hiểu cách xử lý những triệu chứng này.
Những lưu ý khi tiêm vắc xin cảm cúm cho trẻ
Triệu chứng thường thấy nhất sau khi tiêm vắc xin là sốt nhẹ khoảng 38 độ C và có thể kèm theo phát ban. Thời gian xảy ra những phản ứng không mong muốn này là khoảng 1-2 ngày. Nhưng cũng có trường hợp, tác dụng phụ chỉ kéo dài nửa ngày là khỏi hẳn. Để chăm tốt nhất thì cần cho trả mặc quần áo thoáng, uống nước liên tục và lau mát toàn thân trẻ.
Một trong những lưu ý khi tiêm vắc xin là tình trạng sốt quá cao, dai dẳng kèm theo chứng khó thở thì cần phải đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức. Ngoài ra, tình trạng trẻ đau bụng, tiêu chảy, mệt lả người, mất ý thức thì cũng nên nhanh chóng cho trẻ nhập viện. Dù biết rằng tác dụng phụ của vắc xin là tất yếu nhưng cha mẹ nên quan sát trẻ thật kỹ và xử lý ngay khi có dấu hiệu bất thường.