Ông bà ta có câu: “có kiêng có lành”, việc kiêng cữ trong khi bị bệnh, đặc biệt là cảm cúm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hồi phục cũng như sức khỏe sau này của trẻ. Vậy khi trẻ bị cảm cúm kiêng gì? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết dưới đây!
Biểu hiện của trẻ bị cảm cúm
Khi trẻ bị cảm cúm, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi toàn thân, đau nhức toàn thân, da nóng và ửng đỏ, đau đầu, chảy nước mắt, nước mũi, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi,…
Thông thường, cảm cúm ở trẻ sẽ kéo dài khoảng 5- 7 ngày và tự khỏi. Nếu các triệu chứng trên lâu khỏi hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Bố mẹ cũng cần lưu ý, các biến chứng do cảm cúm gây ra chủ yếu xảy ra ở đường hô hấp trên của trẻ. Do vậy, nếu không được điều trị kịp thời, các vi rút cảm cúm sẽ xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm phế quản và viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm khác.
“Kháng sinh tự nhiên” – cách chữa cảm cúm nhanh nhất tại nhà
Trẻ bị cảm cúm kiêng gì cho mau lành bệnh?
Khi trẻ bị cảm cúm, tốt nhất bố mẹ nên cho trẻ nghỉ học và ở nhà nghỉ ngơi, phòng ở cần kín đáo, đủ ấm, không bị gió lùa. Đồng thời, trẻ cũng cần kiêng tới nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần chú ý cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế cho trẻ sử dụng các chế phẩm từ sữa giàu chất béo như pho mát và bơ. Vì lúc này, hệ thống tiêu hóa sẽ suy giảm chức năng nên việc ăn quá nhiều các sản phẩm chứa chất béo sẽ rất khó tiêu hóa và tăng thêm gánh nặng cho dạ dày còn non yếu của trẻ gây đầy bụng, khó tiêu.
Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể cho trẻ uống sữa chua hoặc sữa bò với lượng thích hợp để bổ sung protein cho cơ thể. Lưu ý không cho trẻ uống sữa quá lạnh để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
Trẻ bị cảm cúm cần điều trị như thế nào?
Bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để đẩy nhanh sự bài tiết các chất có hại ra ngoài cơ thể và kịp thời bổ sung lượng nước đã mất, có thể cải thiện tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, cần tăng cường các loại rau, quả, củ đặc biệt là tỏi và các chế phẩm từ tỏi, cùng một số loại thực phẩm như lúa, lúa mì, quả óc chó,… vì đây là các thực phẩm có chứa khoáng chất vitamin C, selenium vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ mau lành bệnh.
Bố mẹ cũng cần rửa tay cho trẻ thật sạch trước và sau khi ăn, kể cả khi không bị bệnh. Tạo cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh và điều trị viêm họng. Vào mùa đông, cha mẹ cần chú ý cho trẻ mặc đủ ấm, giữ ấm và lưu thông không khí trong phòng để ngăn ngừa cảm cúm cho trẻ.
Nếu chẳng may trẻ bị mắc bệnh cảm cúm, bố mẹ cần nhớ, cho trẻ ngủ và nghỉ ngơi là phương pháp vô cùng hiệu quả để khôi phục sức khỏe, rút ngắn thời gian chữa bệnh cho trẻ. Bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ 1 chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa kết hợp với các loại thuốc giúp điều trị dứt điểm bệnh cảm cúm giúp cho trẻ nhanh chóng hết bệnh.
Để đẩy lùi cảm cúm nhanh chóng và hiệu quả, bố mẹ nên cho con uống siro Coje cảm cúm ngay khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu cảm cúm nào. Bởi lẽ, Coje là siro điều trị các triệu chứng cảm cúm thông thường nhờ các tác động: Hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ; Giảm sổ mũi, nghẹt mũi; Giảm hắt hơi, dị ứng đường hô hấp trên. Vì sản phẩm không chứa kháng sinh, có vị dâu, rất dễ uống, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên nên bố mẹ có thể yên tâm nếu bé sợ uống thuốc.
10 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ
Hy vọng với những thông tin về việc trẻ bị cảm cúm kiêng gì cùng phương pháp chính xác khi điều trị cảm cúm, các mẹ đã có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để nuôi con khôn lớn và khỏe mạnh mỗi ngày!
Để biết thêm thông tin chi tiết về cách phòng tránh bệnh cảm cúm cho trẻ cũng như cách dùng sản phẩm Coje cảm cúm, bạn hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125, các dược sĩ sẽ tư vấn thêm cho bạn.