Sổ mũi là bệnh lý về đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, không phân biệt giới tính. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị sổ mũi khi thời tiết thay đổi do sức đè kháng yếu. Bệnh tuy không nghiêm trọng, không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Vậy vì sao trẻ bị sổ mũi kéo dài? Trẻ bị chảy nước mũi kéo dài cảnh báo điều gì? Phải làm gì khi trẻ bị sổ mũi kéo dài? Cojecamcum.vn sẽ giải đáp tất cả cho bạn trong bài viết này.
Mục lục
Bé bị sổ mũi kéo dài: Nguyên nhân do đâu?
Sổ mũi là tình trạng phổ biến và thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi. Thông thường bệnh sẽ khỏi sau một thời gian nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Nhưng khi trẻ bị ngạt mũi sổ mũi kéo dài mãi không khỏi thì có thể là do các nguyên nhân dưới đây:
– Viêm mũi họng: Có nhiều trẻ 2 tuổi bị sổ mũi kéo dài kèm theo viêm tai giữa có nguyên nhân từ việc bị viêm mũi họng nhưng lại không được vệ sinh hút dịch nhầy trong mũi. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ còn rất non nớt, sức đề kháng của cơ thể yếu nên không thể chống chọi lại các các tác nhân gây bệnh ở môi trường bên ngoài.
– Dị ứng: Trẻ bị sổ mũi do dị ứng thời tiết với các yếu tố như không khí ô nhiễm, bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa nhưng không được điều trị kịp thời và dứt điểm cũng khiến bé hay bị sổ mũi kéo dài. Nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi liên tục khiến trẻ không thích ứng kịp nên thường xuyên bị nhiễm khuẩn đường hô hấp gây sổ mũi liên tục mãi không khỏi.
– Cảm lạnh, cảm cúm: Khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, sổ mũi, ho, hắt hơi, ngạt mũi… Thông thường bệnh chỉ kéo dài khoảng 07 ngày là khỏi. Nhưng vì trẻ có hệ miễn dịch yếu kết hợp với việc không được điều trị kịp thời dẫn đến các bệnh lý về đường hô hấp, viêm mũi khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài.
– Viêm mũi xuất tiết: Dịch nhầy trong mũi không được loại bỏ ra bên ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công xuống cổ họng của trẻ, khiến bé bị ho sổ mũi kéo dài nhiều ngày liền không khỏi.
– Viêm mũi mãn tính: Viêm mũi mãn tính dẫn đến hiện tượng sổ mũi, kháng viêm, sưng nề trong mũi, viêm họng, đau đầu,…Chính vì vậy, nếu trẻ em bị sổ mũi kéo dài nhiều ngày thì rất có thể là do trẻ đang bị viêm mũi mãn tính.
– Viêm xoang: Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến việc bé cứ bị sổ mũi kéo dài triềm miên. Viêm xoang không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết, …
– Ngoài ra, một số bệnh lý như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi cũng có thể gây sổ mũi kéo dài ở trẻ.
Bé bị sốt ho sổ mũi kéo dài có nguy hiểm không?
Theo thống kê, cứ đến mùa lạnh, các bệnh viêm nhiễm cấp đường hô hấp lại tăng lên, tỷ lệ tử vong ước tính 3 triệu trẻ dưới 5 tuổi.
Ngoài chức năng lưu thông không khí, hốc mũi còn có chức năng lọc sạch, làm ẩm và làm ấm không khí. Trong khi đó, vào mùa lạnh, khi không khí bên ngoài lạnh và khô, có nhiều bụi bẩn, sau khi được hít vào, đi qua hốc mũi, không khí vào phổi sẽ trở nên sạch sẽ, ấp áp và đủ độ ẩm, không làm phổi bị viêm nhiễm.
Trong trường hợp hốc mũi bị tắc, trẻ không thể thở qua mũi mà phải thở bằng đường miệng, không khí sẽ không được lọc sạch, làm ấm và làm ẩm, do vậy dễ gây ra viêm thanh quản, viêm họng, viêm khí phế quản và viêm phổi. Hơn nữa, sổ mũi nghẹt mũi còn khiến trẻ ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, học tập và các hoạt động vận động.
Do đó, bố mẹ tuyệt đối không nên coi thường khi trẻ bị ngạt mũi sổ mũi kéo dài, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài phải làm sao?
Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều bố mẹ đặt ra khi con luôn trong tình trạng sổ mũi tái đi tái lại? Theo các bác sĩ, điều quan trọng nhất bố mẹ cần làm lúc này chính là đưa con tới gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám, xác định nguyên nhân và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất. Tuyệt đối không nên tự ý dùng kháng sinh cho con.
Song song đó, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ theo hướng dẫn dưới đây để giúp bé dễ chịu và thoải mái hơn;
+ Nhỏ và rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày nên thực hiện 3-4 lần.
+ Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả. Nếu bé 2 tuổi bị sổ mũi kéo dài mẹ nên cho bé ăn nhiều qua quả và nước ép trái cây hơn.
+ Nếu trẻ bị sốt ho sổ mũi kéo dài, bố mẹ hãy sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Cố gắng cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa để tăng sức đề kháng khi bé bị sổ mũi kéo dài.
+ Không cho trẻ ăn đồ cay nóng khi trẻ nhỏ bị sổ mũi kéo dài vì sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
+ Dạy trẻ cách súc họng bằng nước muối sinh ký để ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn tấn công xuống cổ họng.
+ Bổ sung tỏi, hùng chanh, gừng, mật ong vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cũng giúp làm thuyên giảm đáng kể chứng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ.
Trẻ bị sốt ho sổ mũi kéo dài: Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để phòng xảy ra các biến chứng nghiêm trọng khi thấy xuất hiện 1 trong các triệu chứng sau:
– Trẻ bị sổ mũi 3 ngày đã áp dụng cách cách điều trị tại nhà nhưng không khỏi.
– Trẻ bị sổ mũi kéo dài hơn 1 tuần hoặc bị tái đi tái lại không biết nguyên nhân.
– Nước mũi trong chuyển sang màu vàng hoặc xanh.
Cách phòng ngừa bé bị ho sổ mũi kéo dài
Để phòng ngừa sổ mũi cho bé, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
+ Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chạm vào các đồ vật.
+ Cho trẻ ngủ đủ giấc.
+ Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường bổ sung vitamin C bảo vệ cơ thể.
+ Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, tránh để xuất hiện nấm mốc bụi bẩn.
+ Giặt chăn ga gối định kỳ mỗi tuần 1 lần.
+ Hạn chế để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, khói xe, thuốc lá, phấn hoa, lông thú…
+ Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài, mặc ấm vào màu đông.
Hy vọng với những thông tin về vấn đề trẻ bị sổ mũi kéo dài chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã biết nên làm gì tốt nhất cho bé yêu. Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, các mẹ nên cho con uống thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi dạng siro như Coje cảm cúm để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, …giúp con có hơi thở nhẹ nhàng, dễ chịu và mau khỏi hơn. Coje có dạng siro, vị ngọt và hương dâu nên các bé rất thích, các mẹ sẽ không phải tốn công nịnh hay ép con uống thuốc. Chỉ cần uống 2-3 lần/ngày sẽ giúp đường thở của con thông thoáng, dễ chịu giúp con nhanh chóng khỏe mạnh, chơi ngoan, ăn ngoan.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.